Với sắc lệnh nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump, có đến 52% người dân Mỹ ủng hộ. Nhưng rơ ràng sắc lệnh này đă làm nhiều người khốn khổ, cái chết thương tâm của một người phụ nữ Iran do không được nhập cảnh vào Mỹ là một dấu hiệu cho thấy ông Trump nên dừng ngay sắc lệnh này theo đề nghị của Tổng thư kư Liên Hợp Quốc.
Với các sắc lệnh thắt chặt việc tiếp nhận người nhập cư và người tị nạn, ông Trump đang gây nhiều hoang mang lẫn tranh căi dù được ḷng dân.
Một tuần đă trôi qua kể từ khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump kư sắc lệnh hành pháp về di trú và nhập cư vào ngày 27-1 với yêu cầu sắc lệnh này có hiệu lực ngay lập tức. Những tác động gây nên từ quyết định của ông Donald Trump đang thu hút nhiều tranh căi trái chiều.
Những “thương vong” đầu tiên
Sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump có hai nội dung chính là cấm nhập cảnh đối với công dân từ bảy nước Hồi giáo, đồng thời tạm hoăn tất cả chương tŕnh tiếp nhận người tị nạn. Cùng những diễn giải không rơ ràng về việc cấm hay không cấm những công dân nước ngoài đă có thẻ xanh (cho phép thường trú tại Mỹ) được bước chân vào Mỹ, sắc lệnh đă gây ra nhiều tranh căi về mặt pháp lư. Đến ngày 1-2, đă có bốn bang tại Mỹ bao gồm New York, Massachusetts, Virginia và Washington đă đệ đơn kiện sắc lệnh của ông Trump. Tổng chưởng lư bang New York Eric Schneiderman mô tả sắc lệnh là “vi hiến, bất hợp pháp và về cơ bản không phải nước Mỹ”.
Cuộc chiến pháp lư gay gắt này đă khiến Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Sally Yates mất ghế sau khi bà từ chối bảo vệ sắc lệnh của ông Trump và yêu cầu các luật sư thuộc cơ quan này không biện hộ cho sắc lệnh tại ṭa. Tổng thống Trump lập tức ra quyết định sa thải bà Yates. Nhà Trắng chỉ trích bà “phản bội Bộ Tư pháp” và cáo buộc bà có động cơ chính trị. Động thái hy sinh chính trị của bà Yates đă được các chính trị gia và người ủng hộ đảng Dân chủ ca ngợi là dũng cảm. Trong khi đó, viết trên tờ The Hill, giáo sư Trường Luật Harvard, ông Alan M. Dershowitz, lại cho rằng bà Yates thật sự đă lạm quyền khi yêu cầu toàn bộ luật sư thuộc Bộ Tư pháp chống lại vị tân tổng thống.
Không chỉ khiến đội ngũ nhân sự cấp cao của chính phủ Mỹ bị mất người, sắc lệnh của ông Trump cũng khiến giới khoa học lẫn nhiều công ty Mỹ hoang mang. Các hăng công nghệ lớn lập tức cảm nhận được những tác động tiêu cực của lệnh cấm nhập cảnh. CEO Google, ông Sundar Pichai, cho biết có đến 100 nhân viên của công ty bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh. Không riêng ǵ trang t́m kiếm lớn nhất thế giới, nhiều gă khổng lồ công nghệ của Mỹ cũng xây dựng thành công dựa vào chất xám của nhân lực nước ngoài và môi trường làm việc cởi mở đa văn hóa. Lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump mở ra các nguy cơ thiếu hụt nhân lực đối với Thung lũng Silicon. Bên cạnh đó, theo tờ The Atlantic, lệnh cấm nhập cảnh cũng đang khiến hàng trăm nhà khoa học đang làm việc và học tập tại Mỹ bị kẹt lại ở nước ngoài v́ đă rời khỏi nước này trước khi sắc lệnh của ông Trump được ban hành.
Người biểu t́nh quyết định cấm nhập cảnh của ông Donald Trump tại sân bay Los Angeles. Ảnh: THE ATLANTIC
Ông Stephen Bannon (giữa) được chỉ định vào danh sách quyền lực họp Hội đồng An ninh Quốc gia. Ảnh: NEW YORK TIMES
Được ḷng dân, mất ḷng đồng minh
Mặc dù sắc lệnh về di trú và nhập cư ngày 27-1 vấp phải nhiều chỉ trích và đặt chính quyền của Tổng thống Trump vào một cuộc chiến pháp lư, động thái của ông được đánh giá là giữ đúng lời hứa những cam kết ông từng đưa ra với cử tri. Khảo sát mới đây của hăng thăm ḍ dư luận Rasmussen cho thấy 57% những người được hỏi tuần qua bày tỏ thái độ ủng hộ lệnh cấm. Một khảo sát khác của hăng tin Reuters cũng cho thấy 31% người được phỏng vấn cho rằng sắc lệnh của ông Trump khiến họ cảm thấy an toàn hơn. Trong khi đó, có đến 49% những người được phỏng vấn bày tỏ thái độ ủng hộ mạnh mẽ đối với lệnh cấm này.
Liên tiếp các sắc lệnh hành pháp, từ rút khỏi Hiệp định Thương mại xuyên Thái B́nh Dương (TPP) đến tạm hoăn nhập cảnh, cũng cho thấy ông Trump sẵn sàng thực hiện đúng những ǵ ḿnh đă hứa hẹn với cử tri. Điều này làm tăng uy tín của ông đối với một bộ phận đông đảo người dân Mỹ từng góp phần làm nên chiến thắng ngoạn mục của ông trước bà Hillary Clinton.
Tuy nhiên, lập trường cứng rắn trong vấn đề nhập cư và người tị nạn của ông Trump lại có nguy cơ làm mất ḷng một số quốc gia đồng minh thân thiết của Mỹ. Trong tuần qua, liên tiếp lănh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Canada đă tuyên bố không đồng t́nh với sắc lệnh của ông Trump. Tổng thống Pháp Francois Hollande cảnh báo nhà lănh đạo Mỹ đừng sa vào chủ nghĩa biệt lập. C̣n văn pḥng của Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định lệnh cấm nhập cư dựa trên nguồn gốc và tôn giáo là “bất hợp lư”.
Mới đây nhất, theo tiết lộ của một quan chức Nhà Trắng giấu tên với tờ The Washington Post, ông Trump đă nổi đóa với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull khi vấn đề người tị nạn được nhắc đến trong cuộc điện đàm ngày 28-1. Chính quyền Canberra mong muốn ông Trump tôn trọng cam kết tiếp nhận 1.250 người tị nạn từ trại tập trung của nước này sang Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đă chỉ trích đó là một thỏa thuận “ngu ngốc” nhằm “xuất khẩu” những kẻ đánh bom khủng bố sang Mỹ. Ông dập máy sau chỉ 25 phút đối thoại với Thủ tướng Úc, dù cho cuộc điện đàm được dự kiến kéo dài đến một tiếng đồng hồ.
Cuộc chơi quyền lực
Tuy nhiên, cái được lớn nhất của ông Trump lại không nằm trong khuôn khổ vấn đề nhập cư. Nhiều chuyên gia đánh giá những tranh căi xoay quanh sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump đang thu hút dư luận, che mờ đi mức độ nghiêm trọng trong các quyết định khác của ông.
Hai ngày sau khi ban bố sắc lệnh về nhập cư và di trú, ông Trump tiếp tục ra quyết định tái cơ cấu các thành viên các cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, đặc biệt là cuộc họp của ủy ban ṇng cốt. Trong đó, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng và giám đốc cơ quan t́nh báo quốc gia Mỹ bị loại khỏi danh sách những người mặc định tham dự các cuộc họp. Hai lănh đạo hàng đầu của giới quân sự và t́nh báo Mỹ chỉ được gọi khi bàn đến các vấn đề liên quan. Trong khi đó, tổng thống Mỹ lại chỉ định Stephen Bannon, cố vấn chiến lược của ḿnh, vào danh sách dự họp.
Đây là một động thái chưa từng có trong các đời tổng thống Mỹ kể từ khi Hội đồng An ninh Quốc gia nước này được thành lập. Quyết định đặc biệt gây lo ngại khi ông Bannon bị đánh giá là một nhân vật nặng về chính trị hơn các am hiểu về an ninh quốc gia, đồng thời có liên hệ với nhiều tư tưởng cực hữu và phân biệt chủng tộc. Dù sau đó phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer cập nhật rằng giám đốc cơ quan t́nh báo quốc gia sẽ được đưa trở lại vào danh sách họp, đồng thời bổ sung Giám đốc Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo, ông Bannon vẫn được giữ nguyên vị trí quyền lực của ḿnh.