Chắc hẳn một người như ông Trump sẽ có những chính sách khác đối với Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc bá chủ Biển Đông chỉ là mơ. Động thái của chính quyền Donald Trump về chính sách đối với khu vực châu Á Thái B́nh Dương đang được theo dơi sát sao bởi mất Biển Đông th́ quyền lợi của Mỹ ở đây cũng bị mất cực lớn luôn.
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ tập trận ở Biển Đông AFP
Nhiều diễn biến kịch tính đă xảy ra trong hai tuần lễ đầu của ông Donald Trump trên cương vị tổng thống Mỹ. Hàng loạt sắc lệnh hành pháp gây tranh căi liên tiếp được ban hành khiến chính trường Mỹ trở nên vô cùng nóng bỏng. Trên mặt trận đối ngoại, t́nh h́nh hỗn loạn không kém với hàng loạt chuyện “cơm không lành, canh không ngọt” giữa Mỹ với các đồng minh và đối tác.
Tại châu Á - Thái B́nh Dương, chính quyền Trump chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) trước sự thất vọng của nhiều quốc gia thành viên, trong lúc tiếp tục thể hiện thái độ đối đầu với Trung Quốc. Nhất cử nhất động của chính quyền Trump đang được lănh đạo các nước châu Á - Thái B́nh Dương cũng như giới quan sát theo dơi sát sao, bởi phản ứng của tân tổng thống Mỹ đối với Trung Quốc sẽ có ư nghĩa to lớn đối với cục diện địa chính trị và tương lai của khu vực.
Định hướng cũ
Ngay trong cuộc họp báo đầu tiên ở Nhà Trắng ngày 23.1, phát ngôn viên Sean Spicer của ông Trump dường như ủng hộ quan điểm được Ngoại trưởng Rex Tillerson thể hiện trong cuộc điều trần trước đó ở Thượng viện rằng Mỹ sẽ bảo vệ lợi ích của ḿnh ở Biển Đông và ngăn cản Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà nước này xây cất phi pháp. Những phát biểu này được đón nhận với sự bi quan, bởi việc ngăn cản Trung Quốc sẽ cần đến hành động Quân sự hoặc thậm chí một cuộc phong tỏa hải quân, điều mà giới phân tích đánh giá là cực khó xảy ra.
Quả đúng như thế, phát biểu trong chuyến thăm Nhật Bản ngày 4.2, Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis bày tỏ thái độ tiết chế hơn khi xua tan những bàn tán về hành động quân sự lớn của Mỹ ở Biển Đông để đương đầu với các hành xử của Trung Quốc, ngay cả khi ông chỉ trích gay gắt Bắc Kinh v́ đă “xé vụn ḷng tin của các quốc gia trong khu vực”, theo Reuters.
“Lúc này, chúng tôi chưa thấy có nhu cầu cho các hành động quân sự kịch tính”, ông Mattis phát biểu. Tuy nhấn mạnh cần phải chú trọng vào ngoại giao, tân bộ trưởng quốc pḥng Mỹ tuyên bố “quyền tự do hàng hải là vô điều kiện”, đồng thời gợi ư rằng các chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông sẽ được tiếp tục.
Cách tiếp cận của ông Mattis dường như là sự kế tục chính sách khu vực dưới thời Tổng thống Barack Obama, và những tín hiệu trên cho thấy các quan chức cấp cao của chính quyền Trump vẫn c̣n loay hoay với việc phát triển một chiến lược an ninh và đối ngoại mới cho khu vực. Ngoài những phát biểu lên gân như của ông Tillerson và ông Spicer, người ta chưa thể nhận thấy được chuyển biến thực chất nào so với thời của Tổng thống Barack Obama, khi Mỹ bị đánh giá là “nói nhiều, làm ít” trong chiến lược tái cân bằng về châu Á - Thái B́nh Dương.
Nhà báo Vishnu Som, biên tập viên quốc pḥng của kênh truyền h́nh Ấn Độ NDTV, nhận định với Thanh Niên rằng Mỹ hiện đă triển khai một tỷ lệ lớn tài sản hải quân đến Thái B́nh Dương, nên “một chuyển dịch bất th́nh ĺnh của sự bố trí này dường như khó xảy ra”. “Tôi dự kiến chính quyền Mỹ hiện tại sẽ tiếp tục chính sách hiện hữu - phản đối sự bành trướng trên biển của Trung Quốc, đặc biệt ở Biển Đông, trong khi hợp tác với các đối tác khu vực nhằm bảo đảm quyền tự do đi lại trong các tuyến hàng hải quốc tế”, ông Som nói.
Mỹ sẽ giúp Nhật Bản bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư
Phát biểu trong chuyến thăm Tokyo ngày 4.2, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis cam kết sẽ ủng hộ Nhật Bản trong bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa hai nước ở biển Hoa Đông. Theo AFP, ông Mattis tuyên bố rằng quần đảo này nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.
“Tôi nói rơ rằng chính sách lâu đời của chúng tôi về quần đảo Senkaku vẫn như cũ - Mỹ sẽ tiếp tục công nhận sự quản lư của Nhật đối với quần đảo này”, ông Mattis nói trong một cuộc họp báo.
Phát biểu của ông Mattis lập tức châm ng̣i cho phản ứng gay gắt từ Bắc Kinh. Tân Hoa xă dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố: “Chúng tôi hối thúc phía Mỹ chọn thái độ có trách nhiệm, chấm dứt các phát biểu sai trái..., tránh biến vấn đề trở nên phức tạp hơn và mang lại bất ổn cho t́nh h́nh khu vực”.
Mắt xích mới
Tuy chưa phát triển được một chiến lược cố kết, song Tổng thống Trump đă gieo không ít hoài nghi với hành động chặt đứt một mắt xích quan trọng trong chiến lược tái cân bằng thời Obama bằng cách tuyên bố rút khỏi TPP chỉ vài ngày sau khi nhậm chức. Động thái này được đánh giá là một bước thụt lùi trong sự cam kết và can dự của Mỹ đối với khu vực. Tuy nhiên, một số chuyên gia tỏ ra lạc quan hơn khi cho rằng chính quyền Trump đă có sẵn những phương án lấp chỗ trống cho TPP.
Trả lời Thanh Niên , Giám đốc nghiên cứu quốc pḥng tại Trung tâm v́ lợi ích quốc gia (Mỹ) Harry J.Kazianis cho rằng sự rút lui của Mỹ không nhất thiết tác động đến các quốc gia Đông Nam Á tham gia hiệp định như Việt Nam và Malaysia. “Chính quyền Trump đă thể hiện rơ trước công chúng cũng như trong các cuộc đàm luận kín đáo với giới ngoại giao ở Washington rằng các thỏa thuận thương mại song phương sẽ là ưu tiên hàng đầu. Việc Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam sẽ nằm ở đầu danh sách trong các cuộc đàm phán về những thỏa thuận như thế dường như rơ ràng đối với tôi”, ông Kazianis nói.
Nhận định về một chiến lược của Tổng thống Trump ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, chuyên gia này đánh giá nó sẽ bao gồm hai mũi. “Thứ nhất, kinh tế sẽ đóng vai tṛ lớn - đảm bảo rằng người lao động Mỹ và sức khỏe tổng thể của kinh tế Mỹ được bảo vệ. Điều này đồng nghĩa với việc xúc tiến các thỏa thuận thương mại song phương và t́m kiếm mọi cơ hội hợp tác với các đồng minh và bạn bè để không chỉ gặt hái được thương mại tự do mà c̣n cả thương mại công bằng. Thứ hai, đẩy lui sự hung hăng của Trung Quốc sẽ là chủ đề lớn - và chúng ta đă chứng kiến màn dạo đầu qua cuộc điện đàm táo bạo với Đài Loan và các b́nh luận của ông Trump. Việc Trump sẽ không cho phép Trung Quốc thống trị ở Biển Đông dường như đă rơ”, ông Kazianis nói.
Cạnh tranh chiến lược
Trước viễn cảnh đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc từ lĩnh vực thương mại đến quân sự, một số nước ở khu vực, đặc biệt là ở Đông Nam Á, cũng không khỏi băn khoăn về khả năng chính quyền Trump đặt các đồng minh và đối tác vào thế phải chọn lựa dứt khoát ngả về Washington hay Bắc Kinh. Trong giai đoạn cuối của chính quyền Obama, một số quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Philippines hay Thái Lan dường như có xu hướng xích lại gần hơn với Trung Quốc. V́ thế, có không ít lo ngại rằng với phong cách làm việc và phát ngôn “thẳng tưng” của ông Trump và các cộng sự, Washington sẽ thúc ép các đồng minh và đối tác phải chọn lựa trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.
Về vấn đề này, ông Vishnu Som nhận xét: “Xét đến sự dịch chuyển chính sách quyết liệt mà chúng ta nh́n thấy từ Nhà Trắng, không có ǵ có thể loại trừ. Tuy nhiên, tất cả phụ thuộc vào việc liệu Donald Trump muốn đâm đầu vào một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng với Trung Quốc ở Biển Đông hay muốn tiếp tục hợp tác với các đối tác khu vực trong việc gửi một tuyên bố dứt khoát rằng hoạt động xây cất các đảo nhân tạo ở khu vực là tuyệt đối không thể chấp nhận”.
Trong khi đó, chuyên gia Kazianis cho rằng không thể nào có chuyện ông Trump yêu cầu các quốc gia khác phải chọn giữa Washington và Bắc Kinh “bởi không ai được lợi từ một đ̣i hỏi khó khăn như thế”. “Tuy nhiên, chính quyền Mỹ phải lắng xuống trong những ngày sắp tới và tránh né hành động theo cách thô lỗ như thế - bớt các phát biểu lên gân lên cốt và tập trung vào các hành động có thể biến nước Mỹ trở thành đối tác được t́m đến nhiều nhất. Điều này là then chốt, đặc biệt sau cái chết của TPP”, ông Kazianis b́nh luận.
Therealtz © VietBF