Cụm tàu tuần tra của Mỹ đă bắt đầu hoạt động trên Biển Đông dù Trung Quốc lên tiếng phản đối. Tuy nhiên, tàu chiến của Mỹ được cho là sẽ vấp phải những thách thức lớn từ phía Trung Quốc. Nhất là khi dự luật an toàn hàng hải của Trung Quốc được đưa ra sẽ gây cản trở lớn cho Mỹ.
Cụm tàu sân bay chiến đấu USS Carl Vinson của hải quân Mỹ ngày 18/2 bắt đầu chuyến tuần tra thường lệ trên Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc đang xem xét thay đổi luật an toàn hàng hải với những quy định mới có thể đặt ra thách thức lớn cho tàu chiến Mỹ hoạt động trên vùng biển này, theo Stripes.
Văn pḥng Lập pháp của Quốc vụ viện Trung Quốc đang chuẩn bị lấy ư kiến công luận về bản dự thảo luật An toàn giao thông và Hàng hải năm 1984, trong đó yêu cầu các tàu thuyền nước ngoài phải xin phép trước khi tiến vào "vùng biển Trung Quốc", tàu ngầm phải nổi lên mặt nước, treo cờ và báo cáo với nhà chức trách.
Dự thảo luật cũng cho phép chính quyền Bắc Kinh cấm tàu thuyền nước ngoài tiến vào lănh hải của ḿnh nếu họ cảm thấy tàu đó "có khả năng gây nguy hiểm tới giao thông và trật tự".
Theo b́nh luận viên Erik Slavin, các quy định mới mà Trung Quốc đang xem xét áp dụng này đặt ra thách thức rất lớn với quan điểm của Mỹ về tự do hàng hải trên Biển Đông và các vùng biển quốc tế khác, làm gia tăng nguy cơ nổ ra hiểu lầm và đụng độ ở các khu vực này.
Từ trước tới nay, Mỹ không thừa nhận việc bất cứ quốc gia nào đ̣i tàu thuyền của họ phải xin phép hay thông báo trước với nhà chức trách sở tại nếu tàu thuyền của họ di chuyển qua lănh hải nước đó theo điều khoản "đi qua vô hại" trong luật pháp quốc tế. Hải quân Mỹ thường xuyên tổ chức các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải trên khắp thế giới để bảo vệ nguyên tắc này.
"Tự do hàng hải là tuyệt đối, nên dù là tàu hàng hay tàu chiến Mỹ, chúng tôi đều hoạt động trên các vùng biển quốc tế theo nguyên tắc đó", Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis tuyên bố trong cuộc họp báo ở Nhật Bản hôm 4/2.
Theo nguyên tắc đi qua vô hại được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), tàu chiến khi di chuyển trong lănh hải của nước khác không được phép thực hiện các hoạt động quân sự hay do thám cũng như những hành vi bị cấm khác. Tàu ngầm được yêu cầu treo cờ và di chuyển trong trạng thái nổi. Tuy nhiên UNCLOS không đ̣i hỏi tàu ngầm phải thông báo trước cho nhà chức trách sở tại, dù có những điều khoản trao một số quyền nhất định cho các quốc gia để đảm bảo an toàn trong lănh hải.
Thách thức lớn nhất mà các tàu chiến Mỹ hoạt động trên Biển Đông phải đối mặt là cách nhà chức trách Bắc Kinh diễn giải định nghĩa "vùng biển Trung Quốc" trong dự thảo luật của ḿnh như thế nào, theo Slavin.
Slavin nhận định bản chất các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải của Mỹ sẽ được đánh giá tùy thuộc vào khoảng cách mà các tàu chiến nước này tiếp cận với đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc. Nếu các tàu này đi vào phạm vi 12 hải lư gần các đảo nhân tạo, Bắc Kinh có thể tuyên bố rằng Washington đă vi phạm cái gọi là "lănh hải" của ḿnh và có các biện pháp phản ứng quyết liệt hơn.
Tuy nhiên nếu tàu chiến Mỹ không tiến gần các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc, Washington khó có thể khẳng định chiến dịch tự do hàng hải đă thành công.
Nguy cơ đụng độ
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với gần 90% diện tích Biển Đông bằng một đường 9 đoạn đầy mơ hồ, không có trong bất cứ điều khoản nào của UNCLOS. Dù Ṭa trọng tài quốc tế đă bác bỏ cơ sở pháp lư của đường 9 đoạn, Trung Quốc vẫn phớt lờ phán quyết và khăng khăng họ có "chủ quyền không thể tranh căi" với gần như toàn bộ Biển Đông.
Để củng cố tuyên bố đó, Trung Quốc đă cho bồi đắp, xây dựng phi pháp 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, bố trí các hệ thống pḥng thủ nhiều lớp cùng các đường băng quân sự lớn, đồng thời gia tăng các hành động cản trở hoạt động của tàu chiến Mỹ gần những đảo nhân tạo này.
Mỹ cho rằng các đảo nhân tạo không hề có lănh hải theo quy định của UNCLOS, do vậy tàu chiến Mỹ được quyền tự do hoạt động gần các thực thể này. Tuy nhiên, Trung Quốc liên tục cho tàu chiến theo dơi, đưa tàu cá chạy cắt mặt chiến hạm Mỹ tuần tra gần đảo nhân tạo ở Biển Đông. Tháng 12/2016, Trung Quốc c̣n thu giữ một thiết bị lặn không người lái ngay gần tàu khảo sát USNS Bowditch của Mỹ trên vùng biển quốc tế cách Philippines khoảng 80 km.
Giới phân tích cho rằng căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể biến Biển Đông thành một ng̣i nổ xung đột nguy hiểm. Chính quyền Trump từng tuyên bố sẽ điều thêm tàu chiến tới Biển Đông, thậm chí Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson c̣n tuyên bố muốn ngăn cản Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo phi pháp ở đây.
Trung Quốc dường như cũng có sự chuẩn bị của riêng ḿnh để đối phó với các hoạt động của hải quân Mỹ trên Biển Đông dưới thời ông Trump. Một đội khu trục hạm tên lửa và tàu hộ vệ vừa hoàn thành cuộc diễn tập dài ngày trên Biển Đông để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Các cuộc diễn tập với sự tham gia của cụm tàu sân bay chiến đấu Liêu Ninh cũng được hải quân Trung Quốc tiến hành trên Biển Đông trong thời gian qua.
"Dù Bắc Kinh và Washington đă kư các thỏa thuận ngăn ngừa đụng độ bất ngờ trên biển, căng thẳng vẫn có thể bùng phát nếu Bắc Kinh tin rằng các hoạt động do thám, trinh sát của tàu chiến Mỹ là hoạt động thù địch mà họ cần phải chống lại", giáo sư Carl Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc pḥng Australia, nhấn mạnh.