Những người bạch tạng đang trở thành mục tiêu của các sát thủ. Ở quốc gia này những người bạch tạng đang trở thành nguyên liệu để chế thuốc. Đây là một trong những quốc gia nghèo nhất châu phi.
Dưới ánh mặt trời bỏng gắt vùng Đông Phi, Chikumbutzo Massia nh́n bằng đôi mắt vô hồn ra khoảnh vườn nhỏ bé, khô hạn, nơi người em Fletcher từng sớm hôm chăm sóc ruộng cà chua. Giờ đây, những cây cà c̣n sót lại khô héo và quắt queo.
“Đây là nơi tôi chứng kiến máu của Fletcher đổ xuống từng ḍng”, Massia nói bằng âm điệu trống rỗng. “Khi tôi về nhà, thân xác của Fletcher đă bị rạch nát”.
Tại đất nước Malawi, số người bị bệnh bạch tạng có tỉ lệ cao nhất thế giới. Chính v́ vậy, nhiều lang băm đă thuê những sát thủ chuyên nghiệp về các làng quê nghèo khó để giết hại người bạch tạng. Họ cho rằng dùng nội tạng của người bạch tạng sẽ điều chế được những loại tiên dược chữa bách bệnh.
Massina kể rằng người em trai đă chịu cái chết không thể đau đớn hơn: 2 tay, 2 chân của Fletcher bị cắt cụt,răng bị lấy hết và những phần quan trọng như năo, gan, tim, phổi và thận đều bị lấy mất.
Massina nghĩ rằng vụ việc của em ḿnh sẽ không được giải quyết và trước đây anh biết, em trai ḿnh bị giết chỉ là vấn đề thời gian. Lí do đơn giản v́ Fletcher là một người bạch tạng.
Bộ phận cơ thể của người bạch tạng được bán ở Malawi với giá đắt hơn vàng nên những người có màu da khác biệt này bị săn lùng từng giờ. Nhiều người Malawi nghĩ rằng cơ thể người bạch tạng có chất “chữa lành mọi vết thương” và “gia tăng sự giàu có, khỏe mạnh”.
Bác sĩ Oscar Duke, 30 tuổi từ Anh cũng là một người bạch tạng đă t́m tới Malawi và phát hiện ra sự thật kinh hăi đang diễn ra ở quốc gia Đông Phi này. Ông cũng tới thăm Tanzania, nơi dành riêng một khu vực để người bạch tạng sinh sống và có hẳn lực lượng an ninh ngày đêm canh gác.
Oscar cho biết tại Malawi, hơn 50% dân số tin vào những phép thuật của thầy lang và nói rằng bộ phận cơ thể của người bạch tạng giúp họ may mắn, giàu có. Một phần tay, chân của người bạch tạng ở thị trường chợ đen bán giá 20 triệu shilling, tương đương 200 triệu đồng. Tại quốc gia mà thu nhập b́nh quân đầu người là 200.000 shilling, con số này là một gia tài thực sự.
Theo thống kê, Malawi có hơn 70 người bạch tạng bị tấn công, bắt cóc và giết hại trong 2 năm qua. T́nh h́nh ngày càng tồi tệ hơn, theo một chuyên gia Liên Hiệp Quốc về vấn đề người bạch tạng. Bà khẳng định người bạch tạng có thể “tuyệt chủng” ở quốc gia Đông Phi này.
Sự mê tín của người dân Malawi thậm chí c̣n ảnh hưởng tới cả nước láng giềng Tanzania khi dân ở đây cũng lên cơn sốt săn người bạch tạng. Tại Tanzania, từ năm 2006 tới nay đă có 170 vụ tấn công người bạch tạng và khiến 70 người thiệt mạng.
Bác sĩ Oscar từng đi khắp Tanzania và Malawi, gặp gỡ những nạn nhân bạch tạng nhỏ tuổi bị mất một phần tay, chân hoặc gia đ́nh của những nạn nhân bị giết hại. Ông cũng tới nhà tù gặp sát thủ đă giết Fletcher Massia để bán cơ thể người bạch tạng xấu số này lấy tiền.
Những người bị bệnh bạch tạng sinh ra thiếu sắc tố khiến da họ có màu nhạt hơn b́nh thường. Họ không có đủ sắc tố melamin giúp tạo màu cho mắt, da và tóc. Tại các quốc gia phương Tây, chứng bạch tạng khiến người bệnh suy giảm thị lực nghiêm trọng. Tại châu Phi, ánh nắng như thiêu như đốt khiến nạn nhân chết v́ ung thư da.
Bệnh ung thư da phổ biến tới nỗi chỉ có 2% người Tanzania bị bệnh tạng sống sót qua tuổi 40. Bác sĩ Oscar nói: “Khi c̣n nhỏ, tôi rất khó đi lại v́ thường vấp phải những đồ vật. Mắt tôi kém hơn bạn bè đồng trang lứa. Tôi cần bạn bè, thầy cô hỗ trợ rất nhiều để theo kịp bài học trên lớp”.
Dù vậy, bác sĩ Oscar nói rằng những ǵ ông gặp phải là quá nhỏ bé so với khó khăn người bạch tạng ở châu Phi hứng chịu. “Những người như Fletcher chịu đựng rất nhiều. Tôi muốn nói chuyện với một trong 7 kẻ đă ra tay sát hại Fletcher”. Trong nhà tù tai tiếng Maula, bác sĩ Oscar đă nói chuyện với Herbert Malloy, một kẻ tự nhận là ra tay sát hại Fletcher.Malloy nói: “Tôi được thuê giết Fletcher và sẽ được chia tiền sau vụ việc. Chúng tôi cắt tay và chân cậu ấy. Có một người khác hướng dẫn cách thực hiện. Những ǵ cần lấy, những ǵ không”.