Từ đời các Tổng thống Mỹ tiền nhiệm cũng không ngăn được tham vọng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Kim Jong un lấy vũ khí hạt nhân để ép Mỹ và đồng minh phải gỡ bỏ lệnh cấm vận và công nhận một nước Triều Tiên hùng mạnh. Liệu Tổng thống Donald Trump có thể kiềm chế được Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Mỹ và đồng minh?
Việc sử dụng lực lượng hạt nhân để chống lại Triều Tiên là một đề xuất tương đối liều lĩnh đối với các đồng minh của Mỹ.
Chính quyền Trump đang xem xét các tùy chọn để ngăn tham vọng hạt nhân của nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo National Interest, phép thử thực tế đầu tiên đối với cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể diễn ra trên bán đảo Triều Tiên.
Vào tháng 1, trước khi ông Trump nhậm chức, nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đă tuyên bố rằng, nước này đang ở "giai đoạn cuối cùng để chuẩn bị thử nghiệm một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa" có khả năng vươn tới Bờ biển phía Tây của Mỹ.
Khi đó, ông Trump đă có tuyên bố đáp trả qua Twitter rằng: "Chuyện đó sẽ không xảy ra".
Một tháng sau, trong một hành động được xem là nhằm thách thức Mỹ, Triều Tiên đă bắn thử nghiệm tên lửa tầm trung Pukgukson-2 vào biển Nhật Bản.
Và đầu tháng 3 vừa qua, nước này tiếp tục bắn cùng lúc 4 tên lửa đạn đạo được cho là phiên bản tầm xa của mẫu tên lửa Scud của Liên Xô xuống biển Nhật Bản.
Mặc dù đă được chuẩn bị, lên kế hoạch từ thời chính quyền tiền nhiệm Obama, nhưng một ngày sau khi Triều Tiên bắn thử 4 tên lửa, Mỹ bắt đầu triển khai các bệ phóng và các trang thiết bị cần thiết khác để thiết lập lá chắn tên lửa tối tân THAAD tại Hàn Quốc.
Nhà Trắng gần đây cũng đang chuẩn bị một bản đánh giá các lựa chọn khác nhau, từ trừng phạt kinh tế, giải pháp quân sự tới kế hoạch thay đổi chế độ ở B́nh Nhưỡng để ngăn chặn tham vọng hạt nhân và tên lửa tầm xa của chính quyền Kim Jong-un.
Vậy lựa chọn nào là tối ưu nhất mà chính quyền Trump có thể sử dụng để đối phó với chính quyền Kim Jong-un?
Một vụ tập trận tên lửa của Triều Tiên.
Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên được xem là quốc gia có khả năng hạt nhân v́ nước này đă tiến hành một só vụ thử nghiệm hạt nhân.
Tuy nhiên, có một điều vẫn chưa được kiểm chứng, và nhiều chuyên gia c̣n hoài nghi rằng, Triều Tiên đă phát triển được đầu đạn hạt nhân để gắn vào các tên lửa của nước này. Hơn nữa, Triều Tiên cũng không có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng đạt tới Mỹ.
V́ thế, nếu mối đe dọa được định nghĩa là sự kết hợp của ư định và khả năng th́ Triều Tiên thiếu mất vế thứ 2.
Điều quan trọng là phải hiểu các động cơ của nhà lănh đạo Kim Jong-un. Theo chuyên gia phân tích chính sách Charles V. Peña, nhà lănh đạo Triều Tiên muốn trực tiếp thách thức và đe dọa Mỹ, thậm chí có thể phát động hành động quân sự chống lại Washington.
Tuy nhiên, điều đó lại xuất phát từ một động cơ khác. Đó là ông muốn đảm bảo sự an toàn của riêng ông và duy tŕ chính quyền của ông. Có vũ khí hạt nhân được xem là một sự ngăn chặn hiệu quả khả năng thay đổi chế độ khi Kim Jong-un nhận thấy kết cục thảm hại của nhà lănh đạo Saddam Hussein (Iraq) và Muammar el-Qaddafi (Libya) sau khi từ bỏ chương tŕnh vũ khí hạt nhân của họ.
Vậy Kim Jong-un có phải là nhà lănh đạo khó đoán và không ǵ có thể ngăn chặn tham vọng hạt nhân của ông? Theo chuyên gia Charles V. Peña, câu trả lời là không. Bởi nếu ra lệnh bắn vũ khí hạt nhân nhắm vào Mỹ, đó cũng sẽ là một quyết định tự sát đối với ông Kim Jong-un bởi Washington hoàn toàn có thể trả đũa Triều Tiên thảm khốc hơn. Điều này có nghĩa là chính quyền Trump thực sự có cửa để t́m kiếm một lựa chọn phi quân sự nhằm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Khi c̣n là một ứng viên tổng thống, ông Trump đă nhấn mạnh rằng: "Trung Quốc nên giải quyết vấn đề Triều Tiên và chúng ta nên thuyết phục Trung Quốc giải quyết vấn đề này".
Xét cho cùng, Trung Quốc là đồng minh quan trọng nhất của Triều Tiên trên mọi mặt. Nếu có bất cứ quốc gia nào đang sở hữu các đ̣n bẩy hiệu quả để ngăn chặn Kim Jong-un th́ đó chỉ có thể là Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng từng nhấn mạnh rằng, nước này sẵn sàng đóng vai tṛ tích cực trong việc giải quyết mối đe dọa Triều Tiên ngay sau khi B́nh Nhưỡng thử 4 quả tên lửa.
"Vũ khí hạt nhân sẽ không mang lại an ninh. Việc sử dụng vũ lực sẽ không dẫn tới giải pháp", ông Vương Nghị khẳng định.
Ngoài ra, theo ông Charles V. Peña, các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng cần chủ động đối phó với Triều Tiên. Hơn ai hết, họ là những nước bị đe dọa trực tiếp và có nhiều nguy cơ nhất. Theo đó, để đảm bảo an toàn, họ cần phải nâng cao tiềm lực quốc pḥng chứ không nên trông chờ hoàn toàn vào cái ô an ninh của Mỹ.
Tuy nhiên, việc sử dụng vũ lực để chống lại một quốc gia có vũ khí hạt nhân khác là một đề xuất rất nguy hiểm - có thể không phải đối với Mỹ nhưng chắc chắn là với Hàn Quốc và Nhật Bản, khi 2 nước này nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên.
Theo đó, để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, theo ông Charles V. Peña, sách lược tối ưu là
Mỹ cần xem xét lại chính sách của nước này nhằm tạo ra động lực cho B́nh Nhưỡng, tương tự Iran, tự nguyện muốn từ bỏ chương tŕnh vũ khí hạt nhân.