Ngoại trưởng Mỹ vừa có chuyến thăm 3 nước châu Á. Triều Tiên là vấn đề nổi cộm, ông muốn thỏa thuận với Trung Quốc về sở hữu vũ khí hạt nhân của B́nh Nhưỡng, đe dọa an ninh của Mỹ và khu vực. Vậy mà Bắc Kinh đă kếu "Cứ b́nh tĩnh". Ư đó có nghĩa là ǵ? Thực ra Bắc Kinh cần một Triều Tiên càng mâu thuẫn phương Tây càng tốt?
Sau khi Triều Tiên thử một loạt tên lửa đạn đạo "đối đầu" với Hoa Kỳ và các đồng minh, nhiều suy đoán được đưa ra về việc liệu Washington có tiến hành một cuộc “tấn công phủ đầu" B́nh Nhưỡng hay không và Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao?
Với sự giúp đỡ của chuyên gia Stratfor Sim Tack, Business Insider đă có bài phân tích chi tiết về khả năng một cuộc tấn công như vậy sẽ xảy ra như thế nào và ở đây, BI đă chọn “người chơi” quan trọng nhất trong cuộc chiến này, đó là Trung Quốc.
Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào nếu Washington tiến hành tấn công quốc gia bí ẩn nhất thế giới?
Quân đội Trung Quốc diễu binh. Nguồn: Reuters
Thứ nhất, phải nói rằng Trung Quốc có những lợi ích nhất định trong việc “bảo vệ” Triều Tiên nhưng những lợi ích đó cũng không đủ để bắt đầu Thế chiến thứ III. Bắc Kinh có thể không ủng hộ việc B́nh Nhưỡng sử dụng hạt nhân đe dọa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản hoặc các hoạt động nhân quyền của nước này, song Bắc Kinh lại có một quyền lợi được đảm bảo trong việc ngăn chặn bán đảo Triều Tiên thống nhất.
Cho đến nay, lợi thế về địa lư giữa Trung Quốc và Triều Tiên có nghĩa là dù Washington có cảnh báo trước cho các lực lượng Trung Quốc về một cuộc tấn công trong 30 phút hay 30 ngày th́ Bắc Kinh cũng có thể dễ dàng đẩy lùi ư đồ của Washington.
Thứ hai, Trung Quốc coi một bản đảo Triều Tiên thống nhất là mối đe dọa. Theo chuyên gia Tack, “Bán đảo Triều Tiên thống nhất sẽ là một quốc gia rất mạnh, nằm ngay bên phải bên giới Trung Quốc với một nền dân chủ chuyên nghiệp, lĩnh vực công nghệ bùng nổ và là đối tác ưa thích của phương Tây – một vấn đề mà Bắc Kinh không thể giải quyết được”.
Hoa Kỳ hiện có hơn 25.000 binh lính đồn trú ở Hàn Quốc, song lại không có một vũ khí nào của Mỹ vượt qua được vĩ tuyến 38 trong nhiều thập kỷ qua. Và Trung Quốc muốn tiếp tục giữ t́nh trạng như vậy.
Sơ đồ các vị trí phóng tên lửa của Triều Tiên. Nguồn: Bộ Quốc pḥng Mỹ
Thứ ba, nếu không có Triều Tiên, Trung Quốc sẽ đơn độc “phơi bày” trước mọi mối đe dọa. Đối với Bắc Kinh, B́nh Nhưỡng như một “vùng đệm vật lư chống lại các lực lượng và đồng minh Hoa Kỳ”. Nếu Mỹ có thể đặt lực lượng ở Triều Tiên th́ Washington sẽ tiến một bước tới sát biên giới Trung Quốc và như vậy Mỹ sẽ được vị trí tốt hơn để kiềm chế Bắc Kinh tiếp tục con đường vươn lên vị thế cường quốc thế giới của ḿnh.
Ông Tack cho rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ t́m mọi cách để “phản ứng và cố ngăn chặn” hành động của Mỹ có thể dẫn tới thống nhất trên bán đảo Triều Tiên, tuy nhiên, ư tưởng rằng các lực lượng mặt đất của Trung Quốc sẽ đổ vào Triều Tiên để chiến đấu chống lại phương Tây “không dễ ǵ trở thành sự thật”.
Ngoài ra, việc công khai ủng hộ B́nh Nhưỡng chống lại phương Tây sẽ là một hành động “tự vẫn chính trị” đối với Bắc Kinh. Theo ông Tack, đối với Trung Quốc việc đứng về phía Triều Tiên chỉ là để bảo vệ quốc gia vùng đệm và cố gắng làm giảm nguy cơ sụp đổ của B́nh Nhưỡng, chứ hoàn toàn không có khả năng Bắc Kinh sẽ sử dụng lực lượng trực tiếp chống phương Tây, giống như đă từng làm trong Chiến tranh Triều Tiên.
Và câu trả lời từ Trung Quốc phần lớn sẽ thiên về việc khởi động biện pháp ngoại giao. Hiện tại, Mỹ có một tàu sân bay, các tàu ngầm hạt nhân, chiến đấu cơ F-22 và F-35 ở khu vực Thái B́nh Dương. Rất nhiều vũ khí tối tân của Hoa Kỳ cũng có mặt tại đây trong khuôn khổ hoạt động của các cuộc tập trận “Đại bàng non” thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc tới thăm B́nh Nhưỡng tháng 9/2015. Nguồn: Reuters
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những cân nhắc về số phận của Triều Tiên sẽ không nằm trong tay các nhà hoạch định chiến lược quân sự mà là giữa các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc là Ngoại trưởng Rex Tillerson và người đồng cấp Vương Nghị.
Thậm chí sau nhiều thập kỷ chứng kiến sự thất bại của các chính sách ngoại giao, nhiều người vẫn hy vọng vào một giải pháp phi quân sự.
“Vẫn c̣n rất nhiều biện pháp ngoại giao để sử dụng trước khi Mỹ không c̣n lựa chọn nào khác ngoài quân sự. Nhưng thậm chí kể cả khi họ quyết định lựa chọn phương án quân sự th́ chắc chắn chi phí để thực hiện giải pháp này cũng không hề nhỏ và đó không phải là thứ mà các nước liên quan có thể xem nhẹ”, ông Tack phân tích.
Trong khi chưa có bên nào quyết tâm sử dụng quân đội mà không tính đến tất cả các biện pháp ngoại giao th́ mỗi bên đều có kế hoạch chủ động trước của ḿnh. Theo ông Tack, nếu Trung Quốc cho rằng Mỹ sẽ có hành động quyết liệt đối với Triều Tiên th́ họ sẽ cố sử dụng thế lực của ḿnh để bắt buộc B́nh Nhưỡng phải đàm phán và “Bắc Kinh có thể đưa lực lượng của ḿnh tới B́nh Nhưỡng để giám sát quốc gia này”.
“Sự hiện diện của các lực lượng Trung Quốc tại Triều Tiên có thể khiến Hoa Kỳ không muốn đưa binh lính vào lănh thổ B́nh Nhưỡng bởi như vậy họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ khơi mào cho một cuộc xung đột lớn hơn”, ông Tack nói.
Khi quân đội Trung Quốc có mặt ở B́nh Nhưỡng và xung quanh các cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên, Hoa Kỳ sẽ phải tính toán nhiều hơn, kỹ càng hơn và lâu hơn về kế hoạch đánh bom các mục tiêu quan trọng trên.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh chuẩn bị đón tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ JohnKery tại Bắc Kinh tháng 5/2015. Nguồn: Reuters
Các lănh đạo Trung Quốc muốn tránh Hàn Quốc, một đồng minh mạnh của Mỹ, tại khu vực biên giới nước ḿnh. Họ muốn ngăn chặn một lượng lớn người tị nạn di tản từ Triều Tiên và họ muốn xoa dịu các căng thẳng hạt nhân trên bán đảo. Song khi làm như vậy, Bắc Kinh có thể phải phơi bày một sự thật “không mấy tốt đẹp”.
Tổng thống Donald Trump từng chỉ trích Trung Quốc v́ từ chối tham gia vào vấn đề Triều Tiên. Nếu Bắc Kinh đơn phương tự ḿnh “hóa giải” mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên để tránh một cuộc tấn công từ Hoa Kỳ th́ sẽ chỉ càng củng cố thêm lời chỉ trích của ông Trump cũng như làm dấy lên câu hỏi rằng tại sao Bắc Kinh lại cho phép B́nh Nhưỡng phát triển và xuất khẩu các công nghệ nguy hiểm hay có những hành xử không đúng mực về nhân quyền?
Vậy cuối cùng, điều ǵ sẽ xảy ra?
Đối với Trung Quốc, điều quan trọng không phải là 25 triệu người dân Triều Tiên mà là duy tŕ được “vùng đệm” an toàn. Theo ông Tack, Bắc Kinh cần một B́nh Nhưỡng “phản đối các lợi ích phương Tây và phụ thuộc vào Trung Quốc”. “Nếu như Trung Quốc không sử dụng sự ảnh hưởng của ḿnh sớm th́ có thể mọi việc sẽ trở nên quá muộn”, chuyên gia khẳng định.