T́nh h́nh hiện nay ở Biển Đông đang có những diễn biến vô cùng phức tạp. Nga và Mỹ có những thỏa thuận ngầm với nhau, họ đang chia nhau quản lư biển trong khi các nước ASEAN lại nhỏ và yếu kém về quân sự cũng như kinh tế. Chuyên gia Nga nhận định Mỹ-Trung thỏa hiệp trên Biển Đông, ASEAN nguy ngập.
Biển Đông đang có những diễn biến mới phức tạp
Theo một bài viết trên trang web của Hăng thông tấn Nga Sputnik, trong những ngày gần đây, lãnh đạo của một số quốc gia trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương đă đưa ra những tuyên bố có các nội dung cơ bản giống nhau vầ vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
3 nguyên thủ quốc gia là Thủ tướng Thái Lan và Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Philippines vừa qua đều có những phát ngôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông. Theo họ, tự do hàng hải là nền tảng cho sự thịnh vượng và ḥa b́nh trong khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia nhấn mạnh, nước ông bác bỏ "đường 9 đoạn" phi lư của Trung Quốc ở Biển Đông. C̣n Bộ trưởng Tư pháp Philippines nói thêm rằng, nước ông có thể thắt chặt quan hệ với Mỹ trong bối cảnh Bắc Kinh đang có kế hoạch xây dựng một trạm radar trên băi cạn Scarborough mà nước này tuyên bố chủ quyền nhưng đang bị Trung Quốc “phong tỏa trái phép”.
Trả lời phỏng vấn của hăng thông tấn Nga Sputnik, nhà chính trị học Nga, Giáo sư-Tiến sĩ Vladimir Kolotov đă nhấn mạnh rằng, rơ ràng là, cuộc cạnh tranh về địa chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã bước vào giai đoạn mới, có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai khu vực.
Điều đáng chú ý là các vị lănh đạo vừa nói ở trên đều là đại diện của các nước có căn cứ quân sự Mỹ hoặc thuộc ảnh hưởng của Mỹ.
Hoa Kỳ hiện đang kiến tạo hệ thống pḥng thủ tên lửa trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, kéo dài từ Nhật Bản đến Australia, còn Trung Quốc bố trí các tiền đồn quân sự trên các ḥn đảo và rạn san hô, kể cả trên các đảo nhân tạo mà họ xây dựng phi pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa, cách xa bờ biển Trung Quốc tới hàng ngàn dặm.
Hiện nay, đây mới chỉ là một loạt trạm radar, nhưng sau đó chắc chắn sẽ xuất hiện các tên lửa đánh chặn và trên các đường băng có thể xuất hiện cả cả máy bay chiến đấu, c̣n trên cầu cảng là các chiến hạm.
Và Bắc Kinh sẽ dựa vào đó để lập ra Vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) và những quy định có trời mới biết của họ. Như vậy, không chỉ tự do hàng hải mà cả chủ quyền của các nước ASEAN cũng bị xâm hại; ḥa b́nh, ông định trong khu vực bị phá vỡ.
Theo vị chuyên gia Nga, t́nh h́nh trên Biển Đông đang có những diễn biến theo chiều hướng rất đáng lo ngại, mà vẫn đề đáng lo ngại nhất là nguy cơ Mỹ và Trung Quốc sẽ thỏa hiệp với nhau, "chia sẻ lại" vùng ảnh hưởng trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, tất nhiên là trong đó có Biển Đông.
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hành tŕnh trên Biển Đông
Xuất hiện nguy cơ Trung-Mỹ thỏa hiệp trên lưng ASEAN?
Theo Giáo sư Kolotov, đáng tiếc, trong t́nh h́nh hiện nay, các nước ASEAN đang biểu hiện sự yếu kém trong chính sách của mình.
Vấn đề đáng buồn nhất là trong nội khối không có sự đoàn kết, do một số nước bị Trung Quốc dùng kinh tế để chi phối chính trị-ngoại giao, dẫn đến khối này không thể xây dựng được một “mặt trận thống nhất” để ngăn chặn bàn tay bành trướng của chính quyền Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, sự không thống nhất trong biện pháp đấu tranh với Trung Quốc và huy động các nguồn lực để đối phó với dă tâm của Bắc Kinh cũng khiến ASEAN gặp nhiều khó khăn, bởi tất cả các nước Đông Nam Á đều nhỏ bé, có ảnh hưởng chính trị, tiềm lực kinh tế và thực lực quân sự yếu hơn rất nhiều so với Trung Quốc.
Các nước Đông Nam Á đang cố gắng tổ chức những cuộc đàm phán song phương theo chiều hướng phức tạp: Một số nước tiến hành với Trung Quốc, vài nước khác th́ cố gắng thỏa thuận với Hoa Kỳ, thậm chí có cả những nước đang đàm phán với cả hai cường quốc.
Đã từ lâu Trung Quốc khuyến nghị rằng, các thành viên ASEAN nên giải quyết các tranh chấp bằng định dạng song phương. Hiện nay, cả chính quyền Donald Trump cũng nghiêng về phía đàm phán song phương, bởi tân tổng thống Donald Trump không thích các định dạng khối.
Sau khi tuyên bố từ bỏ hoặc dọa từ bỏ các định dạng liên kết (ngay cả đối với dự án TPP được coi là "con đẻ" của cựu Tổng thống Barak Obama), chính quyền Washington bắt đầu gây sức ép với từng nước ASEAN riêng rẽ, khiến các nước Đông Nam Á bị cả 2 cường quốc o ép.
Trong điều kiện này, ASEAN không có khả năng khiến nước khác quan tâm về quyền lợi của các thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á, kể cả các đồng minh thân tín của Mỹ.
Không hề khó đoán là các nước Đông Nam Á sẽ biến thành các nạn nhân trong cuộc đối đầu giữa hai cường quốc Trung-Mỹ, trong tương lai họ sẽ hoàn toàn lép vế trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Giáo sư Vladimir Kolotov, hiện là Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, Đại học Tổng hợp quốc gia Saint Petersburg khẳng định rằng, điều duy nhất có thể mang lại những thay đổi tích cực cho ASEAN, là phương châm của vị lănh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam đă qua thử thách của lịch sử: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết".
Ông chỉ rơ, chỉ có sự đoàn kết của các nước trong khu vực, đặc biệt các thành viên ASEAN, xây dựng một mặt trận thống nhất chống lại những tham vọng của cả Trung quốc và Mỹ, mới có thể giúp các nước này ngăn chặn kịch bản nguy hiểm, đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Đông; ǵn giữ ḥa b́nh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Nếu không có sự đoàn kết thì trong tương lai Trung Quốc và Mỹ sẽ chỉ đơn giản là “bẻ từng chiếc đũa”, xé lẻ bản đồ chính trị của ASEAN, bởi vì hai cường quốc này thường giải quyết các vấn đề của mình trên lưng các quốc gia "bé nhỏ" như các nước Đông Nam Á.