Tại sao Liên Hợp Quóc và Mỹ dùng biện pháp trừng trị Triều Tiên v́ các vụ thử vũ khí hạt nhân lại không có tác dụng? Thực tế không mang lại kết quả như mong muốn. Lư do tại sao? Có ư kiến cho rằng Mỹ đă không thực sự hiểu về Triều Tiên.
Kể từ thời cựu Tổng thống Bill Clinton, chính quyền Mỹ đă cân nhắc tới phương án hành động quân sự và áp đặt lệnh trừng phạt hà khác nhằm ngăn chặn chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên. Song cho tới nay, mọi h́nh thức trừng phạt B́nh Nhưỡng mà Washington áp đặt đă không phát huy hiệu quả như mong đợi.
Trên thực tế, lệnh trừng phạt mà Mỹ và Liên Hợp Quốc (LHQ) áp đặt với Triều Tiên chỉ có thể khiến chính quyền B́nh Nhưỡng bị hạn chế khả năng tiếp cận hoạt động thương mại và ngân hàng quốc tế nhưng không thể ngăn Triều Tiên tiếp tục phát triển và cho ra đời các loại vũ khí hạt nhân hiện đại.
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (người đội mũ) gặp gỡ các nhà khoa học nghiên cứu vũ khí hạt nhân ở B́nh Nhưỡng.
"Tần suất Triều Tiên tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa đặc biệt là tên lửa đạn đạo, đă tăng mạnh trong năm 2016", Business Insider dẫn lời ông Kelsey Davenport, Giám đốc Hiệp hội kiểm soát vũ khí Mỹ.
Trong thời gian qua, B́nh Nhưỡng không chỉ thử nghiệm số lượng lớn các loại tên lửa mà các tên lửa này c̣n có tầm bắn ngày càng lớn hơn. Điều này cho thấy Triều Tiên đang đa dạng hóa kho hạt nhân và khả năng có thể trở thành đối thủ của hệ thống pḥng thủ tên lửa Mỹ và các nước đồng minh.
"Bất chấp mọi nỗ lực của Mỹ và LHQ, Triều Tiên đang chứng minh năng lực của ḿnh trong việc tự phát triển công nghệ bất chấp lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế. Triều Tiên dường như không tuân thủ bất cứ lệnh trừng phạt nào của LHQ", ông Davenport nói thêm.
Trong khi đó, một vài quốc gia nhỏ ở châu Á lại không có phương tiện để thi hành các lệnh trừng phạt mà cộng đồng quốc tế đă áp đặt với Triều Tiên như kiểm tra các tàu chở hàng trên hành tŕnh tới Triều Tiên hay kiểm định các công nghệ có thể được sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự.
Đây cũng chính là lư do Triều Tiên đang trở thành nhà cung cấp ngày càng lớn các thiết bị quân sự cho những quốc gia nhỏ trong vùng. Đây là những nước không đủ năng lực tài chính để mua thiết bị quân sự của Trung Quốc hoặc không thể tiếp cận các loại vũ khí do Mỹ và châu Âu sản xuất v́ những quy định khắt khe đi kèm.
Theo Reuters, Triều Tiên đă sử dụng các tên và địa chỉ giả để giấu giếm danh tính các quốc gia có mối làm ăn với B́nh Nhưỡng. Cụ thể, các doanh nhân Triều Tiên sẽ sử dụng tên giống như các doanh nhân Hàn Quốc và ghi địa chỉ là "Đại Hàn dân quốc" hoặc "thành phố PY" (B́nh Nhưỡng).
Theo Giám đốc Stratfor, ông Rodger Baker, một số nước không muốn thực thi lệnh trừng phạt áp đặt với Triều Tiên và trong số đó phải kể tới Trung Quốc. Ông Baker cũng nhấn mạnh việc chính quyền Triều Tiên sụp đổ c̣n tạo ra những tác động lớn hơn nhiều so với chương tŕnh hạt nhân hóa của B́nh Nhưỡng. Và hành động của phương Tây đối với Triều Tiên cũng đang làm thay đổi học thuyết khu vực mà Trung Quốc xây dựng.
Ông Baker c̣n nhấn mạnh lệnh trừng phạt đă chứng minh đây không phải là công cụ thích hợp để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Nói cách khác, theo ông Baker, Mỹ không hề hiểu về Triều Tiên do đó Washington đă thất bại trong việc kiềm chế B́nh Nhưỡng.
"Trong suốt một thời gian dài, Mỹ cho rằng chính quyền Triều Tiên sẽ có ngày sụp đổ. Theo Mỹ, thiếu vắng sự ủng hộ từ phía Nga và Trung Quốc sau thời Chiến tranh Lạnh, Triều Tiên sẽ không thể tồn tại.", ông Baker nhấn mạnh.
Cũng theo ông Baker, lệnh trừng phạt chỉ có thể phát huy hiệu quả khi một quốc gia muốn tham gia vào hệ thống kinh tế thế giới nhưng với Triều Tiên th́ không. Trên thực tế, người dân Triều Tiên vẫn đang từng ngày vực dậy đất nước. Nhất là khi nạn đói đă qua và nguồn tiền ở nước ngoài vẫn không ngừng gửi về nước. Người dân Triều Tiên cũng thường xem các kênh truyền h́nh, nghe các kênh radio và phương tiện truyền thông mô tả phương Tây là "quỷ dữ" c̣n nhà lănh đạo Kim Jong-un là người giúp đất nước "tồn tại".
Trong khi phương Tây vẫn duy tŕ quan điểm đánh giá thấp năng lực của chính quyền nhà lănh đạo Kim Jong-un, Triều Tiên lại xem kế hoạch tấn công của phương Tây thậm chí c̣n nguy hiểm hơn nhiều so với các lệnh trừng phạt. Do đó, chương tŕnh phát triển hạt nhân của Triều Tiên đă chuyển từ vị trí là "con bài mặc cả" nhằm giành được sự nhượng bộ của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực thương mại, nay đă được B́nh Nhưỡng nâng lên thành chính sách an ninh quốc gia.
Và khi Triều Tiên tăng tần suất thử nghiệm tên lửa đạn đạo và hạt nhân, kế hoạch tấn công phủ đầu của Mỹ nhằm vào B́nh Nhưỡng cũng sẽ nhanh chóng bị hủy bỏ.
Điều này từng được ông Omar Lamrani, chuyên gia phân tích quân sự cấp cao ở Stratfor nhấn mạnh hồi đầu tháng Ba rằng việc nhà lănh đạo Kim Jong-un nắm trong tay các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sẽ đồng nghĩa với việc Mỹ không thể dùng vũ khí hạt nhân để đe dọa B́nh Nhưỡng.
"Triều Tiên đă đạt đến tŕnh độ khiến Mỹ cảm thấy họ không c̣n thời gian chuẩn bị", ông Lamrani chia sẻ.