Vietbf.com - Chính phủ Trung Quốc như ngồi trên lửa v́ bí mật quân sự quốc gia nước này dễ dàng bị bất cứ người dân Trung Quốc bán cho t́nh báo nước ngoài, như vụ vừa qua bị chính quyền nước này kết án một nông dân 10 năm tù do tội buôn bán bí mật quân sự.
Lực lượng cảnh sát Trung Quốc tập luyện cho Lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh thế giới thứ II tại căn cứ quân sự ở Bắc Kinh. Ảnh minh họa: Reuters
Ngày 15/4 vừa qua là Ngày giáo dục an ninh quốc gia lần thứ hai tại Trung Quốc với mục đích nâng cao ý thức trong việc bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của công dân nước này.
Tờ Trường Giang nhật báo (Vũ Hán, Hồ Bắc) mới đây đă tiết lộ những vụ trọng án khiến chính phủ Trung Quốc đau đầu liên quan đến việc mua bán bí mật quân sự quốc gia tại thành phố vùng Giang Nam này.
Nông dân bán bí mật từ doanh trại quân đội cạnh nhà
Báo Trung Quốc cho biết, hồi tháng 3/2014, một nông dân họ Tiêu sống ở khu Hoàng Pha (Vũ Hán, Hồ Bắc) đă bị kết án 10 năm tù do buôn bán bí mật quốc gia cho t́nh báo nước ngoài.
Theo đó, sau khi bị cơ quan t́nh báo nước ngoài mua chuộc trên mạng xă hội, Tiêu đă trở thành tay trong, chuyên đi ḍ la thông tin về một căn cứ quân sự cạnh nhà.
Tiêu có hàng chục lần theo dơi các hoạt động của căn cứ quân sự này, từ việc quan sát huấn luyện quân sự, trang bị vũ khí, loại xe biển xe... Sau đó, tất cả h́nh ảnh và văn bản miêu tả về khu vực này được Tiêu gửi lại cho "đối tác". Được biết, trong thời gian này, Tiêu đă nhận được vài triệu Nhân dân tệ từ vụ mua bán trên.
Nghiên cứu viên viết luận văn cung cấp thông tin t́nh báo
Tháng 2/2012, một nhân viên t́nh báo nước ngoài dùng danh nghĩa là nghiên cứu viên cao cấp của một Viện nghiên cứu đă liên lạc với Lưu - nghiên cứu viên tại Vũ Hán, yêu cầu Lưu cung cấp thông tin mà cơ quan này đang nghiên cứu với mức thù lao cao.
Ngay sau đó, Lưu đă sử dụng lượng lớn dữ liệu nội bộ của cơ quan đang công tác viết thành một bài luận văn nghiên cứu dài 37 trang và nhận được 100.000 NDT tiền bản quyền.
Tuy nhiên, sau khi bị phát hiện, Lưu đă bị kỷ luật và khai trừ khỏi đơn vị bởi cơ quan chức năng kết luận "luận văn Lưu được xếp vào loại thông tin t́nh báo có giá trị".
H́nh ảnh cảng tàu quân sự Thanh Đảo được đăng tải trên mạng xă hội Trung Quốc. Ảnh: Weibo
Cải trang thành nhà cố vấn đầu tư quân sự
Trần Binh (tên nhân vật đă được thay đổi) làm nhân viên tại một nhà máy quân sự. Một ngày,Trần Binh kết bạn với một đối tượng trên mạng xă hội nổi tiếng tại Trung Quốc - Wechat.
Đối phương cho hay, rất nhiều khách hàng của bản thân đang đầu tư vào cổ phiếu quân sự nên muốn t́m hiểu thông tin nội bộ tại đơn vị của Trần; đồng thời, công ty đối tác cũng sẽ trả phí tư vấn cao cho Trần.
Theo đó, Trần Binh bắt đầu tiết lộ thông tin nội bộ trong đơn vị, sau đó cung cấp h́nh ảnh các sản phẩm quân sự và văn kiện bí mật.
Khi bị phát hiện, tương tự Lưu, Trần cũng bị xử phạt và khai trừ khỏi đơn vị.
Cơ quan chức năng cảnh báo
Cơ quan an ninh quốc gia Trung Quốc cảnh báo, hiện nay người dân nước này thường có thói quen lưu rơ thông tin người liên lạc trong danh bạ điện thoại như: Ông Trương - Cục trưởng Cục xx, Ông Lư - Giám đốc cơ quan xx...".
Cách lưu số điện thoại này tiện lợi cho bản thân nhưng đồng thời lại tạo điều kiện thuận lợi cho điệp viên nước ngoài tiếp cận, bởi nếu điện thoại bị mất hoặc bị cài mă độc dễ dàng dẫn đến việc tiết lộ thông tin cá nhân hoặc nhạy cảm cho đối tượng khác, Trường Giang nhật báo dẫn lời cơ quan chức năng Trung Quốc.
Trước đó vào năm 2016, chính phủ Trung Quốc nhận định, mục tiêu của các tổ chức gián điệp nước ngoài hướng tới không chỉ là đội ngũ quan chức chính phủ mà c̣n là tầng lớp trí thức như nhân viên công chức, học sinh sinh viên...
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) thời điểm đó dẫn lời Thiếu tướng hải quân Dương Nghị cho hay, ư thức về an ninh quốc gia của người dân nước này c̣n khá lơ là bởi ngay cả giới trí thức trong nước vẫn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm "gián điệp" và "tội phạm tình nghi". Đây là điều hết sức nguy hiểm khi mà Trung Quốc đang ở bước khởi điểm trong công cuộc cải cách toàn diện xã hội.