Các dự án BOT ở Việt Nam mọc lên rất nhiều. Các dự án BOT có rất nhiều những sai phạm những không được xử lư. Chuyên gia kinh tế cũng cho rằng BOT đang có nhiều bất cập.
Đánh giá về các dự án BOT giao thông những năm qua, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng phương thức đầu tư này là cần thiết trong bối cảnh nguồn lực ngân sách hạn chế. Tuy nhiên, nhiều dự án đă bộc lộ bất cập, Kiểm toán Nhà nước đă xác định 22 dự án phải giảm thời gian thu phí từ 10 tháng đến 13 năm, tính tổng cộng mức giảm lên tới... 100 năm.
"Cơ quan quản lư nhà nước kiểm soát không tốt nên vẫn có chủ đầu tư tay không bắt giặc, vốn thực hiện là vay ngân hàng lăi suất cao nên chi phí đầu tư lớn, người dân phải mua vé giá cao. Dư luận nêu vấn đề có hay không lợi ích nhóm đằng sau các dự án", ông Long nói.
Ông Vơ Trí Thành (nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lư kinh tế Trung ương) cho rằng, dự án BOT không phải "liều thuốc vạn năng" để xử lư các vấn đề trong đầu tư hạ tầng giao thông. Nhiều nước thành công với h́nh thức BOT nhưng cũng có nơi thất bại. "Từ thực tế thời gian qua, các bộ ngành cần xem xét lại để hoàn chỉnh khung pháp lư", ông nói.
Ông Trương Đ́nh Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương mại bày tỏ, với các dự án BOT, người có thu nhập cao th́ thấy rơ lợi ích do tiết kiệm được thời gian. Nhưng với người thu nhập thấp, doanh nghiệp thường xuyên sử dụng hạ tầng giao thông th́ vấn đề không đơn giản. Bởi vậy mặc dù có đường mới, không ít lái xe lại trốn thu phí để đi đường cũ.
Đặt vấn đề về tính minh mạch của các dự án BOT, ông Hà Văn Hiền (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế) nêu câu hỏi mỗi dự án cụ thể có được thực hiện theo quy hoạch, hay do yêu cầu của địa phương hoặc đề xuất của nhà đầu tư.
"Căn cứ nào để xác định mức phí, tại sao có lộ tŕnh tăng phí trong khi thông thường th́ lưu lượng phương tiện tăng lên theo thời gian. Việc để cho nhà đầu tư tính toán mức phí rồi Bộ Tài chính ra thông tư có loại trừ được các tác động khác chi phối không", ông Hà Văn Hiền nhận xét.
Ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, thời gian qua các tuyến đường BOT được lên kế hoạch tràn lan, vượt xa khả năng thu xếp vốn đầu tư.
Theo ông, trong giai đoạn 2016-2020, để đẩy mạnh hợp tác công tư nói chung và các dự án BOT giao thông nói riêng, cần cơ chế thông thoáng, cởi mở cho các nhà đầu tư trong khi vẫn đảm bảo lợi ích và sự đóng góp hợp lư của người dân. Do đó, có thể xem xét h́nh thành Quỹ hỗ trợ để bảo lănh cho nhà đầu tư dự án quan trọng, cả dùng vốn trong nước và vốn nước ngoài, áp dụng công nghệ hiện đại trong giám sát, để đảm bảo chất lượng công tŕnh, thu phí.
Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế khó khăn, cần khuyến khích thu hút đầu tư từ nguồn vốn tư nhân nước ngoài. "Có tranh thủ được cơ hội hay không, phụ thuộc vào khả năng hoàn thiện thể chế và tổ chức quản lư lĩnh vực này", ông nói.
Ông Hà Văn Hiền cho rằng thời gian tới không nên đầu tư cải tạo, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường cũ bằng h́nh thực BOT, BT mà nên sử dụng các nguồn vốn khác, v́ có nhiều yếu tố khó kiểm soát về chi phí, chất lượng... dẫn đến thất thoát, nhà nước thiệt tḥi.
Theo ông Trương Đ́nh Tuyển, trong khi ngân sách Nhà nước khó khăn và vốn ODA sẽ bị sụt giảm th́ vốn tư nhân là nguồn lực khó có thể thay thế. Tuy nhiên, cơ cấu dự án BOT tập trung vào hạ tầng đường bộ đă phản ánh sự bất hợp lư trong cơ cấu vận tải ở Việt Nam. Do đó, ngành giao thông cần quy hoạch lại hệ thống vận tải đường thủy để hướng các dự án BOT vào lĩnh vực này, giảm quá tải và tai nạn giao thông đường bộ.
"Nhà nước phải minh bạch các dự án, đấu thầu công khai để lựa chọn nhà đầu tư, và giám sát, kiểm tra chặt chẽ trong quá tŕnh xây dựng. Cơ quan quản lư không được buông lỏng hay tạo cơ chế cấu kết với chủ đầu tư", ông Ngô Trí Long nêu quan điểm.