Giáo sư Vũ Ngọc Tâm đang làm việc ở một trường đại học bên Mỹ. Ông khao khát nghiên cứu và sáng chế v́ con người trong lĩnh vực y tế. Giáo sư Việt đă mày ṃ và sáng chế nhiều thiết bị hữu ích cho các bệnh viện và nhận 10 bằng sáng chế của Mỹ ở tuổi 34.

Giáo sư Vũ Ngọc Tâm.
Giáo sư Vũ Ngọc Tâm hiện làm việc tại Đại học Colorado Boulder (Mỹ). Anh nhận được 10 bằng sáng chế của Mỹ và nhiều giải thưởng tại các hội nghị công nghệ quốc tế trong lĩnh vực thiết bị y tế.
Anh Vũ Ngọc Tâm tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2006. Bảy năm sau, anh sang Mỹ du học và nhận bằng tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Rutgers. Sau đó, anh sáng lập, làm giám đốc pḥng thí nghiệm các hệ thống di động và kết nối tại trường Colorado Denver. Tại đây, anh đă tập trung sáng chế ở lĩnh vực y tế, nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống thông minh cải thiện, thay đổi cách thức chăm sóc sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.
Giáo sư trẻ tuổi đă áp dụng lư thuyết và các kỹ thuật tiên tiến của hệ thống không dây thành ứng dụng cảm biến sinh học. Chẳng hạn, các thiết bị thông minh đo nhịp thở, giám sát tín hiệu sóng năo, ghi lại chuyển động cơ bắp và giám sát chất lượng giấc ngủ. "Phương pháp này ít gây khó chịu cho người sử dụng với chi phí thấp hơn nhiều lần so với sản phẩm đang có trên thị trường", anh cho biết.
Anh cùng đồng nghiệp nghiên cứu thành công thiết bị đo nhịp thở mang tên WiSpiro và thiết bị đo sóng năo LIBS. Ư tưởng về WiSpiro nảy nở cách đây 4 năm khi anh làm việc trong pḥng thí nghiệm nghiên cứu về giấc ngủ ở trường đại học.
Thông thường, bệnh nhân rối loạn giấc ngủ được theo dơi chẩn đoán bằng loại thiết bị cồng kềnh, đ̣i hỏi sự giám sát của bác sĩ và gắn trực tiếp vào mặt, ngực. Anh Tâm trăn trở khi chứng kiến họ sử dụng sản phẩm cồng kềnh với chi phí đắt, 40.000-50.000 USD. "Tại sao không nghiên cứu thiết bị chuyên đo nhịp thở tự động từ xa", anh Tâm tự hỏi và bắt đầu sáng chế.
WiSpiro có khả năng liên tục theo dơi lượng thở của người với độ phân giải cao bằng cách bắn sóng Wi-Fi vào ngực bệnh nhân, sau đó bật trở lại để đo thể tích hô hấp thở.
Cuối năm ngoái, WiSpiro giành giải tại hội nghị về công nghệ di động thế giới ACM MobiCom-S3. Sản phẩm gây tiếng vang trong cộng đồng khoa học và giáo sư Tâm nhận 575.000 USD tiền tài trợ từ Chính phủ Mỹ. Anh cũng tham gia nghiên cứu học thuật về hệ thống trên điện thoại di động, giữ vị trí chủ tịch của nhiều hội nghị và hội thảo về công nghệ di động.
Giáo sư Tâm cũng là người nghiên cứu chính của hàng loạt dự án được Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ, Quỹ bang Colorado hỗ trợ và hệ thống Đại học Colorado tài trợ với tổng số tiền 1,7 triệu USD. Bằng sự ủng hộ từ những người có uy tín trong ngành y, các sáng chế của anh được đưa vào thử nghiệm trên bệnh nhân và chứng minh độ chính xác rất cao tại Bệnh viện nhi Colorado, Mỹ.
Những kết quả nghiên cứu của anh được công bố trên tạp chí và hội thảo công nghệ di động nổi tiếng thế giới như: ACM MobiCom, ACM MobiSys, ACM SENSYS, ACM CCS, IEEE Infocom, ACM UbiComp, Mobile Computing (TMC) và được giới thiệu trên nhiều kênh truyền thông của Mỹ, như: CNN TV, The New York Times, The Wall Street Journal...

Thiết bị nghiên cứu giấc ngủ của GS Tâm được nhiều bệnh viện hàng đầu của Mỹ áp dụng.
Nói về tương lai, anh Tâm hy vọng có thể đưa thêm nhiều sinh viên công nghệ Việt Nam sang Mỹ để có thể đào tạo, hỗ trợ họ đạt được học hàm giáo sư trong thời gian ngắn nhất. Anh ví von, mục tiêu này như một "cây giáo sư Việt" trên đất Mỹ.
Giáo sư Tâm đă đến thăm nhiều trường đại học lớn tại Hà Nội và TP HCM để t́m kiếm và trao học bổng cho những sinh viên có thành tích cao, đam mê nghiên cứu. Hiện, anh đă đưa 7 sinh viên có tiềm năng về nghiên cứu và công nghệ sang Mỹ.
Anh quan niệm, nhà nghiên cứu phải luôn đặt ra câu hỏi, thay đổi giả thuyết để t́m ư tưởng mới; đồng thời phải luôn giữ cho đầu óc mở, không nên chấp nhận bất cứ chuẩn nào và đi tới tận cùng bản chất của vấn đề để t́m ra "chuẩn" của riêng ḿnh. Mọi giới hạn đều có thể đạt tới nếu xác định đúng hướng và cố gắng hết ḿnh.
"Khi quyết định th́ đừng bao giờ hối hận về lựa chọn của ḿnh. Đừng chọn đường dễ để đi mà hăy chọn con đường dẫn đến điều có ư nghĩa nhất", giáo sư Tâm gửi lời khuyên đến các bạn trẻ Việt Nam có đam mê nghiên cứu khoa học.