Hiện giới trẻ Mỹ, Canada chuộng trao đổi đồ hơn mua sắm để tiết kiệm chi phí. Việc làm này mang tính tích cực và có nhiều ư nghĩa trong cộng đồng. Nó làm cho con người xích lại gần nhau hơn và cái quan trọng là không gây lăng phí trong xă hội.
Trao đổi đồ vốn được biết đến là h́nh thái kinh tế của xă hội xưa, trước khi có sự xuất hiện của đồng tiền nay lại đang rất thịnh hành ở những thành phố hoa lệ nhất thế giới như New York, Vancouver.
Bạn cần những ǵ và bạn sẵn sàng trả bao nhiêu để có món đồ bạn cần? Câu trả lời của thế hệ Y (hay c̣n gọi là Millennials - những người sinh ra trong khoảng 1980-2000) là “muốn mọi thứ” và “không muốn trả xu nào”.
Thế hệ Y là thế hệ trẻ (20-35 tuổi) hiện chiếm số dân đông đảo nhất thế giới và cũng là lực lượng lao động chủ chốt toàn cầu. Tuy nhiên, v́ gia nhập thị trường lao động đúng thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nên thế hệ Y được đánh giá là “thế hệ khó khăn”, thế hệ đầu tiên sẽ nghèo hơn cha chú ḿnh.
Đối mặt với những khó khăn tài chính, giới trẻ đă nghĩ mọi cách để giảm chi phí. Trao đổi đồ là cách sống chung với thu nhập eo hẹp đang rất thịnh hành trong giới trẻ Mỹ và Canada.
Với những khó khăn tài chính đang gặp phải, việc đổi đồ hữu dụng hơn rất nhiều với những người trẻ so với việc bán đi mua lại.
Năm 2013, Emily Bitze, 33 tuổi tạo một nhóm kín trên Facebook để cô và những người bạn thân trao đổi những món đồ họ không cần dùng nữa để lấy những món đồ khác mà họ đang t́m kiếm.
“Tôi chuyển từ Montreal tới Toronto, một thành phố đắt đỏ hơn rất nhiều, điều này khiến vấn đề tài chính của tôi càng trở nên khó khăn. Thu nhập của tôi chỉ đủ trả tiền thuê nhà, điện nước, và các hoá đơn khác, nếu t́nh trạng này kéo dài, đến tiền ăn cũng sẽ không c̣n.
Rồi một ngày tôi nh́n quanh nhà, tôi phát hiện ra tôi đă mua rất nhiều đồ trong nhiều năm qua nhưng không hề dùng tới. Và giải pháp trao đổi đồ đă loé sáng trong đầu tôi”, Emily chia sẻ về ư tưởng lập nhóm trao đổi đồ của ḿnh từ 4 năm trước.
Ban đầu lập nhóm chỉ để bạn bè trao đổi đồ với nhau, nhưng dần dần nhiều người biết đến và gi nhập nhóm. Nhận thấy nhu cầu trao đổi đồ phát triển mạnh mẽ, năm 2016, Emily đă phát triển một ứng dụng nhằm đưa nhóm này phát triển rộng khắp ra quốc tế. Dù con số thành viên không được cung cấp, nhưng năm vừa qua lượng thành viên gia tăng đạt 400%.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, các trang web rao vặt, buôn bán đồ cũ đă từng làm mưa làm gió một thời bởi đó là nơi để mọi người bán đồ ḿnh không c̣n dùng tới. Nhưng với thế hệ trẻ ngày này, thế hệ đang phải đối mặt với khó khăn về tài chính th́ đổi đồ thực tế hơn mua bán rất nhiều.
Trao đổi đồ vốn được biết đến là h́nh thái kinh tế của xă hội xưa kia trước khi có sự xuất hiện của đồng tiền nay lại đang có xu hướng quay trở lại. Theo quan điểm của các nhà kinh tế th́ việc h́nh thái này sống lại ở xă hội hiện đại cũng không có ǵ khó lư giải.
Một nhóm đổi đồ ở Montreal, Canada.
Giáo sư kinh tế Giacomo Santangelo, trường ĐH Fordham, New York, Hoa Kỳ cho biết ông không hề ngạc nhiên về trào lưu đổi đồ.
“Trong thời đại Gig Economy (kinh tế tự do) này, dù bạn không xe, không nhà th́ bạn vẫn có thể sở hữu một chiếc áo da đắt tiền bằng cách đổi một chiếc máy nghe nhạc”, giáo sư Santangelo nói.
“Hiện tượng này là một chu kỳ. Chúng ta đă từng thấy nền kinh tế hàng đổi hàng đến rồi lại đi. Khi thị hiếu người tiêu dùng và thu nhập thay đổi, các giao dịch tiền mặt và tín dụng truyền thống sẽ quay trở lại”, giáo sư Santagelo nói thêm.
Vừa đổi đồ vừa có thêm bạn
Hiện tượng trao đổi đồ không chỉ có ở Mỹ mà đang phát triển rộng khắp thế giới. Ở Tây Ban Nha, sự suy thoái kinh tế khiến những người trẻ phải trao đổi đồ - họ tự trồng thực phẩm rồi đổi nó lấy những món đồ khác mà họ cần. Ở Copenhagen, Đan Mạch, giới trẻ thậm chí c̣n tự lập chợ để đổi đồ ở thành phố mà họ sống.
Ở một số thành phố lớn, giới trẻ tự lập chợ đổi đồ, vừa trao đổi vừa xây dựng sự gắn kết trong cộng đồng.
Chợ đổi đồ không chỉ là nơi trao đổi hàng hoá mà nó c̣n xây dựng cộng đồng. Ngày mới chuyển đến Vancouver, Canada, Jill Rusaw, 30 tuổi, chỉ quen biết duy nhất có một người, điều đó khiến cô cảm thấy lẻ loi, buồn chán. Cô quyết định làm “50 cuộc trao đổi trong 50 ngày” để thay đổi t́nh trạng này. Không mất nhiều thời gian để một cuộc đổi đồ biến hai người tham gia giao dịch này trở thành bạn bè.
“Đổi đồ là thứ duy nhất khiến tôi cảm thấy ḿnh đang sống trong cộng đồng. Tôi có nhiều hoạt động xă hội hơn. Mới sống ở đây một năm nhưng tôi thấy hạnh phúc và cảm giác nơi này như là nhà, gắn bó hơn bất cứ nơi nào tôi từng sống”, Jill chia sẻ.
C̣n Kevin Bracken, 30 tuổi, kể từ ngày chuyển đến sống ở New York đă thực hiện thành công 50 cuộc đổi đồ. Anh c̣n tham gia tổ chức ngày hội đập gối và trao đổi đồ ở quảng trường Washington Square. Mục đích chính của cuộc thi là v́ nghệ thuật nhưng nó cũng nhằm xây dựng niềm tin cho người dân New York hoa lệ.
“Cư dân New York rất cảnh giác với người lạ nên tôi hi vọng sự kiện này có thể giúp họ mở ḷng hơn”, anh Kevin chia sẻ.