Trung Quốc nổi tiếng v́ "gi gỉ ǵ gi, cái ǵ cũng làm được". Hàng hóa Trung Quốc rẻ, giá trị có khi chỉ bằng 1/10 so với các nước. Nhưng vũ khí mà rẻ, rởm th́ đúng là lgây tai họa cho khách hàng khách hàng.
Thiết giáp CS/VP3 được Kenya mua từ Trung Quốc liên tục hỏng hóc, thậm chí nổ tung khi trúng ḿn của phiến quân khiến nhiều cảnh sát thiệt mạng.
Chiếc CS/VP3 bị phá hủy sau khi trúng ḿn tự chế của phiến quân. Ảnh: Livejournal.
Trong một cuộc đấu súng gần đây với phiến quân Al-Shabab, 8 cảnh sát Kenya đă thiệt mạng sau khi xe thiết giáp kháng ḿn (MRAP) CS/VP3 chở họ trúng ḿn. Việc xe nổ tung thành nhiều mảnh ngay khi trúng ḿn khiến lực lượng an ninh Kenya đặt nghi vấn nghiêm trọng với chất lượng thực sự của loại xe do Trung Quốc sản xuất này, Livejournal ngày 2/6 đưa tin.
Chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ (CAST) của Nga cho biết nhiệm vụ của MRAP là bảo vệ binh lính khỏi các vụ nổ ḿn hoặc thiết bị nổ tự chế. Chúng thường được gia cố khung thân, bọc vật liệu chống đạn bên trong để ngăn mảnh văng, cũng như có sàn xe h́nh chữ V để làm lệch hướng vụ nổ. Việc chiếc CS/VP3 nổ tung thành nhiều mảnh chứng tỏ nó không thể thực hiện đúng chức năng của ḿnh.
Kenya bí mật mua 30 xe CS/VP3 từ Trung Quốc vào đầu năm 2016 nhằm phục vụ cuộc chiến chống khủng bố và tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi vận hành, những chiếc MRAP Trung Quốc đă xảy ra hàng loạt sự cố. Trường hợp đầu tiên là một chiếc xe bị vỡ kính chắn gió khi đang cơ động. Binh sĩ Kenya than phiền rằng nhiều xe bị ṛ rỉ nhiên liệu, trong khi hầu hết đều không có hệ thống thông gió phù hợp với khí hậu Kenya.
Lực lượng cảnh sát Kenya (GSU) yêu cầu nhà sản xuất Poly Technologies chứng minh khả năng bảo vệ của xe trong chiến đấu. Họ muốn người đại diện của hăng ngồi trong xe để cảnh sát sử dụng súng bộ binh bắn vào thân xe. "Người đại diện từ chối ngồi vào trong. Ông ấy không muốn mạo hiểm tính mạng, v́ nó được cho là thiếu an toàn. Tất cả chúng tôi đều bị sốc", một sĩ quan GSU cho biết.
CS/VP3 được Trung Quốc ra mắt ở triển lăm quốc pḥng tại Malaysia hồi năm 2012. Đây được cho là phiên bản sao chép từ mẫu Caprivi Mk 1 do tập đoàn Mobile Land Systems của Nam Phi thiết kế. Nhờ mức giá rẻ hơn MRAP Mỹ và Nga, loại phương tiện này đă được lực lượng an ninh của nhiều nước châu Phi lựa chọn.