Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên đă nối lại các cuộc tuần tra tự do trên biển từ khi nhâm chức. Nó đă bị ông "lăng quên" mất 200 ngày. Đó là việc xuất hiện máy bay và tàu khu trục Mỹ trên Biển Đông tuần tra.
Theo b́nh luận viên quốc tế của tờ The Diplomat, việc máy bay của Mỹ bị chặn lại gần đảo Hải Nam được cho là động thái có chủ ư của Bắc Kinh để thể hiện quan điểm về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Nhiều ngày trước khi các quan chức quốc pḥng châu Á gặp nhau tại Singapore trong Đối thoại Shangri-la thường niên, Mỹ đă thực hiện chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOPs) trên Biển Đông đầu tiên trong năm nay.
Hôm 24/5, tàu khu trục tên lửa USS Dewey đă tiếp cận gần phạm vi 12 hải lư quanh Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng, cải tạo trái phép của Việt Nam.
Không chỉ là hoạt động đầu tiên trong năm của hải quân Mỹ, nó c̣n là động thái đầu tiên được thực hiện dười thời chính quyền Tổng thống Trump – phá vỡ 200 ngày lặng im sau cuộc tuần tra cuối cùng được chính quyền Obama thực hiện hồi tháng 10 năm ngoái.
Thủy thủ tàu USS Dewey đang làm nhiệm vụ ở Biển Đông.
Trước việc tàu chiến Mỹ thực hiện nhiệm vụ, phản ứng từ phía Bắc Kinh là có thể đoán trước khi tiếp tục luận điệu sai trái đầy ngang ngược rằng “Trung Quốc nắm chủ quyền 90% diện tích Biển Đông” mặc dù trước đó phán quyết từ Ṭa Trọng tài và cộng đồng quốc tế đă phủ nhận tính pháp lư từ yêu sách của nước này.
Tuy nhiên, diễn biến trở nên nghiêm trọng hơn khi chỉ một ngày sau khi USS Dewey tiến hành tuần tra, hai chiến đấu cơ Trung Quốc đă tiến hành những ǵ mà phía Mỹ than phiền rằng là “một sự đánh chặn không an toàn” với máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion.
Theo Ankit Panda, b́nh luận viên cao cấp của tờ The Diplomat, việc máy bay của Mỹ bị chặn lại gần đảo Hải Nam được cho là động thái có chủ ư của Bắc Kinh để thể hiện quan điểm về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Việc đánh chặn chỉ diễn ra vài ngày sau một sự cố tương tự trên biển Hoa Đông.
Trong nhận định của giới truyền thông mối quan hệ Mỹ-Trung vốn chỉ tập trung sâu sát vào vấn đề Triều Tiên và thương mại.
Tuy nhiên, vấn đề Biển Đông đă trở thành chủ đề thu hút nhiều sự chú ư trong giai đoạn chuyển giao quyền lực sau bầu cử khi Tổng thống Donald Trump ám chỉ Trung Quốc trên Twitter rằng, nước này đang gây căng thẳng bằng việc xây dựng "khu phức hợp quân sự lớn" trên biển.
Trong khi đó Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thể hiện sự cứng rắn khi đề xuất kế hoạch ngăn Trung Quốc tiếp cận các đảo mà nước này đang chiếm đóng và cải tạo trái phép.
B́nh luận viên Ankit Panda cho rằng trái với tất cả những giả định ầm ĩ trên báo chí quốc tế, FONOPs đang bị hiểu nhầm là một phần trong hoạt động đối đầu với Trung Quốc của Hải quân Mỹ ở Biển Đông. Trên thực tế Lầu Năm Góc coi đây như một công cụ báo hiệu pháp lư thông thường.
Trước đó, các chuyến tuần tra của Mỹ được cho nhằm thách thức cái gọi là “những yêu sách quá mức” của Trung Quốc về chủ quyền hàng hải so với quy định của luật pháp quốc tế (cụ thể là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển - UNCLOS), tuy nhiên dù đă thực hiện nhiều lần, các chiến dịch tuần tra tự do của Mỹ vốn không mang nhiều ư định đối đầu hay gây hấn.
Theo Ankit Panda, chiến dịch tuần tra của Washington nói lên một điều rằng nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ kiến trúc an ninh khu vực và trật tự quốc tế tự do dựa trên luật pháp quốc tế.
Về cơ bản FONOPs sẽ không thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, nhưng chúng sẽ nhắc nhở Trung Quốc và các quốc gia khu vực rằng các quy tắc về chủ quyền trên biển sẽ vẫn dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế được quy định của UNCLOS chứ không phải trong “sự tưởng tượng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về cái gọi là chủ quyền không thể chối căi trên gần như toàn bộ Biển Đông".
“Tín hiệu này rất quan trọng trong kỷ nguyên của Obama và quan trọng gấp đôi trong kỷ nguyên của Trump”, chuyên gia Ankit Panda đánh giá.
Câu hỏi được đặt ra đó là, liệu chính quyền của Tổng thống Trump có thể duy tŕ các hoạt động này và chứng minh rằng họ thực sự mang đến trật tự tự do dựa trên luật pháp quốc tế ở Biển Đông hay không? Một điều mà rơ ràng chính quyền Obama đă làm chưa tới trong nhiệm kỳ trước.
Trước đây, một số chuyên gia suy đoán rằng sự vắng mặt của FONOPs dưới thời Tổng thống Trump là để giảm áp lực đối với Trung Quốc trong nhu cầu hợp tác giải quyết khủng hoảng Triều Tiên. Nhưng với hành động mới này từ phía Washington, mọi tin đồn trước đó đă được bác bỏ.
Giới phân tích cho rằng, việc tiếp tục FONOPs sẽ là tín hiệu làm an ḷng các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực. Theo Andrew Shearer, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Australia, quyết định của chính quyền Trump “sẽ mang đến sự yên tâm cho các đồng minh và đối tác vốn rất coi trọng quyền tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông”.