Khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh có thể xảy ra chiến tranh, đó là nhận định của nhiều chuyên gia quân sự cũng như của các nhà lănh đạo thế giới. Nga cũng đă kêu gọi mở kênh đối thoại giữa Qatar với các nước láng giềng. Cho đến ngày hôm qua 10/6, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đưa cảnh báo nói rằng xung đột giữa Qatar và các nước Arab trong khu vực có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh nguy hiểm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đă thúc giục Qatar "ngưng ngay lập tức việc tài trợ cho khủng bố", đồng thời kêu gọi quốc gia đang bị Ả Rập Xê Út và các đồng minh phong tỏa chống lại các phong trào cực đoan
Quốc vương Qatar Tamim Bin Hamad Al Thani hội đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Ryad ngày 21/05/2017 - REUTERS/Jonathan Ernst/File Photo
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/6/2017, đă thúc giục Qatar "ngưng ngay lập tức việc tài trợ cho khủng bố", đồng thời kêu gọi quốc gia đang bị Ả Rập Xê Út và các đồng minh phong tỏa chống lại các phong trào cực đoan, RFI cho hay.
Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao Mỹ rồi đến Lầu Năm Góc lần lượt đưa ra những tuyên bố nhằm can thiệp vào cuộc khủng hoảng chưa từng thấy tại vùng Vịnh, sau nhiều ngày tỏ thái độ nhập nhằng, thậm chí mâu thuẫn nhau.
Ông Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng tuyên bố: "Rất tiếc là Qatar luôn tài trợ cho khủng bố". Ngoại trưởng Rex Tillerson tỏ ra khoan dung hơn với Qatar, kêu gọi có những tiến triển mới trong chống khủng bố.
Đặc biệt, ông Tillerson đề nghị các nước liên quan hăy giảm bớt phong tỏa Qatar, nêu ra các hậu quả nhân đạo đối với người dân, nhấn mạnh những trở ngại trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis quan tâm đến Al Udeid, căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ đặt tại Qatar, với 10.000 quân nhân đồn trú. Ông nhận xét: "Tuy các hoạt động tại căn cứ Al Udeid không bị ngưng lại hoặc giảm sút, nhưng t́nh h́nh hiện nay gây trở ngại cho việc vạch ra các chiến dịch quân sự lâu dài. Qatar rất quan trọng cho các phi vụ của liên minh để chống Daech trong khu vực".
Về phía Qatar, nước này đang t́m kiếm sự ủng hộ của các nước. Ngoại trưởng Mohamed Ben Abderrahmane đă bất ngờ sang Đức, rồi đến Moscow để gặp đồng nhiệm Serguei Lavrov, và điện đàm với ngoại trưởng Mỹ. Phía Đức xác nhận đang diễn ra những cuộc thảo luận với Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực. Ngoại trưởng Qatar khẳng định với AFP là cuộc khủng hoảng hiện nay không thể biến thành xung đột vũ trang.
Ả Rập Xê Út, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Bahrein, Ai Cập và Yemen hôm thứ Hai 5/6 đă cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, ngưng các liên lạc hàng không, hàng hải và đường bộ, với lư do vương quốc dầu lửa nhỏ bé này "ủng hộ khủng bố". Cơn địa chấn ngoại giao vùng Vịnh xảy ra chỉ 15 ngày sau khi tổng thống Donald Trump thăm Ryad, và đề nghị các nước Hồi giáo kiên quyết chống lại xu hướng cực đoan.
Tối thứ Năm rạng sáng thứ Sáu 9/6, các nước trên đă công bố một danh sách "khủng bố" mà theo họ là được Doha ủng hộ, gồm 59 cá nhân và tổ chức. Doha tố cáo những cáo buộc trên là "vô căn cứ". Ả Rập Xê Út và các đồng minh Hồi giáo Sunni cũng chỉ trích Qatar gần gũi với Iran theo hệ phái Shia. Về phía Iran cho biết sẵn sàng tiếp tế cho Qatar bằng đường biển.