Mới đây hai máy bay ném bom B-1B Lancer của Không quân Mỹ đă thực hiện sứ mệnh bay 10 giờ từ Guam qua biển Đông. Hai chiến đấu cơ này có nhiệm vụ phối hợp hoạt động với tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Sterett của Hải quân Mỹ. Không chỉ Trung Quốc mà ngay cả Nga cũng thể hiện quan điểm với sự việc này.
Cuộc huấn luyện chung là một phần trong chương tŕnh "duy tŕ hiện diện máy bay ném bom" của Bộ Chỉ huy Thái B́nh Dương của Mỹ, nhằm tăng cường khả năng tương tác giữa hải quân và không quân Mỹ bằng cách cải tiến chiến thuật chung, kỹ thuật và phối hợp hành động.
Bà Lori Hodge, phát ngôn viên lực lượng Không quân Thái B́nh Dương của Mỹ cho biết, sứ mệnh không liên quan đến bất kỳ t́nh huống cụ thể hoặc quốc gia nào. Bà Hodge cũng từ chối cho biết cuộc diễn tập diễn ra ở khu vực nào trên biển Đông.
"Chúng tôi không nói chi tiết về sứ mệnh v́ lư do an ninh của hoạt động" - bà Hodge nhấn mạnh.
B-1B Lancer
Hai máy bay ném bom siêu thanh nói trên thuộc phi đội ném bom thám hiểm số 9, được triển khai từ căn cứ không quân Dyess tại bang Texas đến căn cứ không quân Andersen ở Guam hồi tháng 2.
B-1 Lancer sở hữu khả năng bay linh hoạt cùng tải trọng lớn. Thiết kế cánh có thể thu vào duỗi ra giúp khả năng bay của B-1 Lancer trở nên linh hoạt.
Tuy là máy bay ném bom chiến lược nhưng B-1 Lancer sở hữu thiết kế gần giống với các loại phản lực chiến đấu, giúp nó có thể bay siêu âm mà không loại máy bay ném bom nào đạt được.
Khi phần cánh B-1 Lancer được thu sát vào thân, B-1 Lancer có thể bay linh hoạt với vận tốc đạt tới 2.400 km/h với phiên bản B-1A Lancer hay hơn 1.300 km/h với phiên bản B-1B Lancer. Khi rời mặt đất, cánh của B-1 Lancer được duỗi ngang để tăng khả năng chuyên chở của chiếc máy bay ném bom chiến lược.
Có tải trọng tương đương với người tiền bối B-52 nhưng B-1 Lancer dễ dàng hoạt động ở độ cao rất thấp, tương đương với các máy bay chiến đấu phản lực. Khả năng này không chỉ giúp B-1 Lancer luồn sâu vào ḷng địch mà c̣n giúp nó tiêu diệt chính xác mọi mục tiêu được chọn.
4 động cơ phản lực đẩy siêu khỏe giúp tải trọng tối đa của B-1 Lancer lên tới 216.400 kg với 57 tấn vũ khí trong khoang chứa hoặc treo dưới bụng.
Không giúp được ǵ
Tuy nhiên, trong bài b́nh luận trên trang web của Đài phát thanh Sputnik, chuyên gia Quân sự Nga Vasily Kashin nhận định rằng, việc Hoa Kỳ đưa các máy bay ném bom chiến lược trên đảo Guam chủ yếu là nhằm kiềm chế Trung Quốc - đối thủ chính của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương.
Vị chuyên gia Nga cho rằng, sự hiện diện của B-1B ở khu vực này không giúp Mỹ chiếm được ưu thế trước Trung Quốc, bởi khả năng của nó thực sự không mấy ấn tượng.
Trước đây, về mặt lư thuyết, các máy bay ném bom có khả năng không kích Đại lục từ căn cứ quân sự này không nằm trong tầm bắn của các tên lửa Trung Quốc, nhưng hiện nay căn cứ Guam chỉ có thể được coi là "an toàn tương đối", trước sự xuất hiện của các tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc.
Theo tuyên bố của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, ḥn đảo này hiện đã nằm trong tầm bắn các tên lửa đạn đạo tầm trung thế hệ mới nhất của nước này là DF-26 và các tên lửa hành trình từ các khu trục hạm Type 052D, có khả năng vượt qua hệ thống pḥng thủ tên lửa.
Chuyên gia Vasily Kashin nhận định, trên thực tế, máy bay ném bom B-1 không có lợi thế đáng kể so với B-52 cũ. Máy bay loại này "bất lực" trước hệ thống pḥng không hiện đại và điều đó đã rõ từ… 40 năm trước, trước khi máy bay bắt đầu được sản xuất hàng loạt.
Trước đó, lần đầu tiên trong ṿng 10 năm trở lại đây, Bộ Quốc pḥng Mỹ đă gửi đến Thái B́nh Dương phi đội máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer nhằm thay thế các máy bay ném bom B-52 trở về căn cứ bên Mỹ.
CNN cho biết, các máy bay từ căn cứ Guam sẽ đảm nhận nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông và bán đảo Triều Tiên.
Thông qua động thái này, Mỹ gửi tín hiệu cho Trung Quốc thấy họ có ư định đảm bảo tự do hàng không và hàng hải trong vùng hải phận quốc tế, bất chấp tuyên bố chủ quyền phi lư của Bắc Kinh.
Therealtz © VietBF