Mặc dù là nước nhỏ, nghèo nhưng trước sự đe dọa của Trung Quốc bành trướng, Việt Nam cũng có đầu tư vào quân sự không hề nhỏ. Trong số những vũ khí quan trong phải kể đến tên lửa Scud của Việt Nam do Liên Xô viện trợ. Việt Nam là quân đội đầu tiên và cũng là duy nhất tại khu vực Đông Nam Á có tên lửa đạn đạo. Hiện tên lửa đạn đạo Việt Nam sở hữu nguy hiểm cỡ nào?
Tên lửa Scud cho dù chưa từng được phóng giữa lúc căng thẳng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh nhưng lại trở thành mối đe dọa quân sự lớn của thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, National Interest nhận định.
Tên lửa Scud của quân đội Việt Nam
Một trong những tên lửa nổi tiếng nhất thời hiện đại, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud đă được phát triển thành một loại vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân cho các chỉ huy Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Ngày nay, sau hơn 6 thập kỷ, thiết kế của tên lửa Scud đă được tái áp dụng trong nhiều phiên bản khác nhau của các quốc gia trên toàn thế giới, từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đến Iran. Giờ đây, tên lửa Scud lại được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết trong cuộc chiến ở Yemen, National Interest cho hay.
Theo Nationald Interest, tên lửa Scud khởi nguồn từ một sản phẩm công nghệ tên lửa thời chiến của Đức. Liên Xô đă thực hiện các thí nghiệm cần thiết, mổ xẻ tên lửa V-2 do Đức Quốc xă phát triển, và quá tŕnh nghiên cứu phát triển này đă kéo dài trong 10 năm trước khi Liên Xô ra mắt tên lửa R-11M diễu hành qua Quảng trường Đỏ vào tháng 11/1957.
R-11M là loại tên lửa hoạt động bằng nhiên liệu lỏng, được phóng trên xe mang phóng tự hành, không khác mấy so với bệ phóng Pukkuksong-2 của Triều Tiên. R-11M có thể phóng một đầu đạn thông thường sức nổ cao tới 167 dặm và một đầu đạn hạt nhân nặng hơn vượt khoảng cách tới 93 dặm. R-11M sau đó được NATO gọi là tên lửa Scud và phiên bản sau này xuất hiện được gọi là Scud-A.
Tầm bắn ngắn của Scud A biến nó thành hệ thống vận tải hạt nhân chiến thuật. Tên lửa này có độ chính xác tương đối kém với lỗi sai số trượt mục tiêu là 1,8 dặm. Điều này cùng với t́nh trạng ban đầu của sự phát triển vũ khí hạt nhân sớm khiến Scud dù là một hệ thống chiến thuật nhưng vẫn được trang bị các đầu đạn lớn với lượng nổ từ 20 đến 100 kiloton.
Một xe phóng tên lửa Scud của quân đội Việt Nam
Theo National Interest , thiết kế cơ bản của Scud được cập nhật một số lần trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. R-17, hay c̣n gọi là tên lửa Scud-B, đă được công bố vào năm 1965. Tên lửa Scud-B chuyển sang xe mang phóng có bánh xe 8x8 và tầm bắn hạt nhân tăng từ 93 lên 167 dặm. Hệ thống dẫn đường quán tính mới làm giảm độ chính xác của mô h́nh Scud-B xuống c̣n 0,6 dặm, và trong khi loại tên lửa mới này không phải là một “vũ khí dẫn đường chính xác,” nó vẫn chính xác hơn nhiều lần.
Nhà phân tích quân sự Steven Zaloga cho biết tổng số tên lửa Scud của tất cả các loại rơi vào khoảng 10.000 quả, đến năm 1997 c̣n khoảng 5.000 đến 6.000 tên lửa loại này. Việc sản xuất xe phóng được ước tính vào khoảng 800 chiếc. Hiện nay tên lửa Scud không c̣n được sản xuất và cũng không c̣n phục vụ trong quân đội Nga nữa.
Tuy nhiên Chiến tranh lạnh kết thúc không có nghĩa là tên lửa Scud cũng ngừng hoạt động. Tên lửa này lần đầu tiên được sử dụng trong các cuộc xung đột trong chiến tranh Iran-Iraq, khi tên lửa Scud của Iran mua từ Libya, đă tấn công các thành phố Iraq. Trong khi đó Iraq lại không thể tấn công đáp trả các thành phố xa xôi của Iran bằng tên lửa Scud của ḿnh nên đă thực hiện chương tŕnh phát triển tên lửa tầm xa. Và thành quả là sự ra đời của tên lửa đạn đạo Al Hussein với tầm bắn lên đến 400 dặm.
Hàng trăm quả tên lửa Scud của Iran và Al Hussein của Iraq đă được phóng trong cuộc chiến Iran- Iraq, chủ yếu là nhằm vào người dân. Chỉ riêng Iraq đă phóng tới 516 quả tên lửa Scud B và Al Hussein vào lănh thổ Iran.
Sau này, Iraq lại một lần nữa sử dụng tên lửa Al Hussein vào năm 1991, nước này đă phóng khoảng 93 quả vào Israel và Ả rập Xê-út trong Chiến tranh Vùng Vịnh.
Cho dù chế độ Saddam Hussein không c̣n tồn tại nữa nhưng Iran vẫn tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo. Các chuyên gia tin rằng Iran có ít nhất 200 đến 300 tên lửa Scud, với 12 đến 18 bệ phóng di động và khoảng 25 đến 100 tên lửa Shahad-3 giống như tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong của Triều Tiên với 6 bệ phóng. Tên lửa Nodong cũng là đời sau của Scud. Tổ chức Sáng kiến cảnh báo rằng hạt nhân đe dọa rằng những con số này chỉ là các tên lửa nhập khẩu từ bên ngoài và “chưa tính tới sản phẩm sản xuất nội địa của Iran".
Trong khi đó, Iran đă tăng tầm bắn của Shahab-3 lên thành tên lửa Ghadr-1 có tầm bắn hàng ngh́n dặm. Ghadr-1 cũng là giai đoạn một trong vũ khí phóng vào vũ trụ Safir của Iran. Sự phát triển gần đây của Iran trong các tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn khiến nước này không c̣n phải tiếp tục phát triển vũ khí dựa trên mô h́nh Scud nữa, nhưng tên lửa Scud chắc chắn vẫn là một công cụ giúp các nước như Iran sở hữu một nền tảng đáng tin cậy cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Tên lửa Hwasong-5 của Triều Tiên, một phiên bản của Scud
Một nước khác hay sử dụng và phát triển nền tảng Scud là Triều Tiên. B́nh Nhưỡng đă nhận được hai tên lửa Scud-B từ Ai Cập trong khoảng thời gian từ năm 1976 đến 1981. Cơ quan nghiên cứu tên lửa của nước này đă đi vào hoạt động và đến năm 1986 đă phát triển một bản sao tự chế, tên lửa Hwasong-5, với tầm bắn và trọng tải cao hơn từ 10 đến 15%.
Nhu cầu tấn công các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản đă buộc các nhà khoa học phát triển tên lửa của Triều Tiên nỗ lực làm việc, và đến năm 1994, nước này đă sản xuất được tên lửa Nodong. Nodong có tầm bắn 932 dặm, đủ để tấn công Okinawa. Tuy nhiên Nodong không phải là một tên lửa chính xác với độ sai lệch mục tiêu là 1,26 dặm. Phương Tây cho rằng công nghệ của Nodong được xuất khẩu sang Iran, giúp nước này chế tạo Shahab-3. Nodong cũng là nền tảng cho tên lửa đạn dạo tầm trung Taepodong-1 (hiện nay không c̣n được sử dụng) và sự kết hợp của động cơ Nodong và Scud đă tạo sức mạnh cho phương tiện phóng vào không gian Unha-3.
Tên lửa Scud của quân đội Việt Nam
Đến thời điểm này, Việt Nam là quân đội đầu tiên và cũng là duy nhất tại khu vực Đông Nam Á có tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud trong biên chế. Theo số liệu do Viện nghiên cứu ḥa b́nh quốc tế Stockholm - SIPRI công bố, thời điểm năm 1981, Việt Nam đă nhận từ Liên Xô 4 xe mang phóng tự hành 9P117 cùng 25 đạn tên lửa R-17 Elbrus (Scud-B).
Cũng theo SIPRI, vào năm 1998 Việt Nam đă mua từ Triều Tiên 25 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6 (Hỏa Tinh 6), đây là phiên bản sao chép dựa trên nguyên mẫu Scud-C. So với Scud-B, Hwasong-6 tăng trọng lượng phóng lên 6.400 kg, tầm bắn tăng vọt lên 600 km.
Gần đây, nhằm đảm bảo hệ số kỹ thuật tên lửa Scud đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị kỹ thuật của Lữ đoàn tên lửa của Việt Nam đă có nhiều sáng kiến cải tiến các linh kiện cho tên lửa hoạt động tốt.
Theo National Interest, một số tên lửa có thiết kế dựa trên Scud đă được sử dụng trong cuộc nội chiến ở Yemen. Những tên lửa này ở trong kho của quân đội Yemen, được cho là do Triều Tiên chuyển giao cho Yemen. Mục tiêu của các vụ phóng tên lửa này bao gồm thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê-út, cũng như trung tâm Hồi giáo Mecca.
Rất khó để ước tính số tên lửa đă được sử dụng trong các cuộc xung đột. Tuy nhiên có một gợi ư trong tuyên bố hồi đầu năm của ông Raytheon, nhà sản xuất tên lửa Patriot, đó là “kể từ tháng 1/2015, Patriot đă đánh chặn được hơn 100 tên lửa đạn đạo trong các chiến dịch chiến đấu trên toàn thế giới". Tuy nhiên, thông tin mà cả Mỹ và A rập Xê út giấu nhẹm là nhiều tên lửa Scud đă vượt qua hệ thống đánh chặn, gây thiệt hại đáng kể cho nước này.
Tên lửa Scud cho dù chưa từng khai hỏa giữa lúc căng thẳng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh nhưng lại trở thành mối đe dọa quân sự lớn của thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, National Interest nhận định. Scud thậm chí c̣n là cơ sở chế tạo ra nhiều loại tên lửa và các chương tŕnh nghiên cứu phát triển tên lửa nguy hiểm hơn. Cho dù bản thân Scud đă không c̣n được sử dụng nhưng di sản mà nó để lại sẽ vẫn ám ảnh thế giới trong nhiều thập kỷ tới.