“Hàm răng, mái tóc là góc con người”, các cụ ta ngày xưa đă nói vậy. Nhiều người kỹ tính, khi gặp lần đầu thường "soi" hàm răng khi họ tiếp xúc. Để có một hàm răng khỏe mạnh không phải ai cũng biết. TS BS Phạm Thanh Hà, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương cho biết, rất nhiều người sai lầm trong cách chăm sóc răng miệng dẫn đến hỏng bộ răng.
Đánh răng đúng cách để bảo vệ hàm răng của ḿnh không bị hư hỏng.
Nhiều người cứ nghĩ rằng, chăm sóc răng miệng là một việc vô cùng đơn giản, cứ đánh răng sạch là xong. Tuy nhiên, suy nghĩ đó hoàn toàn sai. Các bác sĩ tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương đă gặp rất nhiều trường hợp chăm sóc răng miệng không đúng cách dẫn đến hỏng bộ răng và sau đó phải mất rất nhiều tiền để chữa trị răng. BS Hà chỉ ra những sai lầm cần tránh mà bất cứ ai đều gặp phải như:
-Ăn đồ quá cứng: ăn mía, ngô rang, xương gà, sụn hay các đồ ăn khác sẽ rất nguy hiểm cho răng, bởi nó làm ṃn men răng, gây nguy cơ nứt vỡ răng. Tổ chức xung quanh răng sẽ không chịu được các lực tác động lớn, nó sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của răng.
Chải răng không đúng cách: hiện nay, rất nhiều người không quan tâm tới việc vệ sinh răng miệng, gây viêm các tổ chức quanh răng. Có những người chải răng quá kỹ cũng gây phản tác dụng. Họ dùng bàn chải kéo đi kéo lại theo chiều ngang vô t́nh gây hại cho răng làm nhanh ṃn răng, tụt lợi.
TS BS Phạm Thanh Hà (b́a phải)
Theo BS Hà, đánh răng là chải theo chiều dọc, lên xuống, xoay tṛn bàn chải, dù khó nhưng sẽ quen, c̣n đánh răng theo cách kéo ngang bàn chải phải hạn chế tối đa. BS Hà khuyên: chúng ta có thể xem các clip đánh răng đúng cách trên mạng để đánh răng cho đúng cách. Đặc biệt, chúng ta nên loại bỏ các loại bàn chải cứng và nên chọn bàn chải mềm. Loại bàn chải máy được lập tŕnh rất có hiệu quả cho răng. BS Hà cho biết, chúng ta nên đánh răng đúng cách như trên để không bị tổn thương răng.
-Dùng tăm nhiều: dùng tăm xỉa răng nhiều cũng không tốt, sẽ gây viêm lợi và rộng kẽ răng. Tại sao nhiều người phải dùng tăm? BS Hà giải thích, sở dĩ mọi người phải dùng tăm xỉa rằng v́ bị thức ăn dắt vào răng rất khó chịu nên phải dùng tăm móc ra. Chính điều đó đă làm cho sự tiếp xúc giữa các răng không tốt, cấu trúc răng h́nh tam giác có khe rộng dưới dẫn đến mỗi lần ăn xong lại phải dùng tăm để xỉa răng. Nếu bị dắt răng nhẹ có thể xúc miệng sạch là xong. Nếu xúc miệng không sạch th́ có thể dùng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn thừa dính trên răng.
-Ăn quá nhiều đồ ăn ngọt chứa axit như: chanh, cam, cocacola… Những loại đồ ăn này sẽ làm cho răng bị ăn ṃn. Chúng ta nên đánh răng sạch sau khi ăn những đồ ăn này. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng không phải tất cả các thức ăn khi ăn xong phải đánh răng ngay là tốt nhất. Chẳng hạn, nếu chúng vừa ăn cam, uống nước chanh, hay nước coca, ăn kẹo xong nếu đánh răng ngay, khiến men răng bị hỏng.
Lư do khi ta ăn các chất nhiều đường, axit, men răng đang rất yếu. Nếu ta đánh răng ngay sẽ gây tác động vào men răng th́ răng sẽ bị tổn thương rất lớn, ṃn nhanh hơn. Chúng ta nên chờ 2 tiếng sau ăn mới đánh răng. Trong trường hợp đó, các bạn có thể uống cốc nước xúc miệng để trung hoà chất axit đó. Chúng ta chỉ cần xúc miệng bằng nước lọc thông thường cũng đủ làm sạch răng. Nếu các bạn ăn các đồ ăn thông thường có thể đánh răng ngay sau khi ăn cũng không ảnh hưởng ǵ đến men răng.
-Dùng răng cắn chỉ, cắn hạt cứng. Nếu các bạn dùng răng cắn chỉ hay cắn hạt cứng sẽ gây sứt răng và cắn lâu sẽ làm cho răng của ḿnh bị ṃn dẫn đến ê buốt răng.
BS Hà cũng khuyến cáo các công việc có nguy cơ bị ảnh hưởng không tốt đến hàm răng như: những người làm trong nhà máy ắc quy, xưởng sản xuất rượu vang, nếm rượu, nếm kẹo, nếm các đồ ăn trong bếp.
BS Hà khuyên, để bảo vệ hàm răng sạch sẽ, thông thường chúng ta phải đánh răng cả buổi sáng lẫn buổi tối. Nhiều người cho rằng, chỉ cần đánh răng vào buổi tối c̣n buổi sáng th́ xúc miệng nước muối là đủ. Theo BS Hà, đó là quan niệm rất sai lầm, bởi v́ những thứ mà chúng ta cần làm sạch không chỉ là thức ăn mà c̣n có cả các mảng bám từ dịch tiết, dịch nước bọt, dịch thức ăn qua 1 đêm thâm nhập vào răng, có thể gây các bệnh về răng miệng./.