Chính sách đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc mặc dù bị lên án vẫn tiếp tục diễn ra. Các học viên bị giam giữ bất hợp pháp trong các trại lao động, tại đây họ phải chịu đựng nhiều kiểu hình thức tra tấn khác nhau. Nhiều người đã không thể vượt qua và qua đời trước khi được thả.
Ông Trịnh Thủ Quân nhớ lại quãng thời gian năm 2006 khi bị giam giữ trong trại lao động Trương Sỹ ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh : “Lính canh ép tôi ngồi trên sàn và ấn đầu tôi xuống. Tiếp đó, họ buộc cổ tôi vào cẳng chân, áp sát đến độ mặt và bụng tôi đều chạm đất. Khi đó, tôi nặng gần 90kg, trong tư thế đó, cái bụng bự của tôi như muốn nổ ra.”
“Tay tôi bị trói ra sau lưng, còn thân trên gần như song song với sàn nhà. Với tư thế đó, tôi đã bị đau đớn vô cùng, đến nỗi mồ hôi tôi túa ra ròng ròng. Sau bốn tiếng đồng hồ, họ cởi trói thì quanh người tôi là một vũng nước. Phải đến ba tháng sau, tôi vẫn chưa đi lại được bình thường được vì chân và bàn chân của tôi bị trật khớp.”
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói người
Không chịu đợng nổi sự tra tấn tàn bạo trong nhà tù, ông Trịnh Thủ Quân đã qua đời vào năm 2009.
Cách Duy Phường, tỉnh Sơn Đông khoảng hơn 1.000km, Trại Lao động Xương Lạc cũng áp dụng hình thức tra tấn tương tự đối với các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại đây. Họ bị ép ngồi xuống, tay vòng qua chân. Sau đó, một tấm gỗ được đặt lên lưng để một viên lính canh ngồi đè lên.
Trói nạn nhân trong những tư thế hà khắc bằng dây thừng hay đai là một trong những phương thức tra tấn mà chính quyền sáng chế ra nhằm buộc các học viên từ bỏ niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn. Phương thức này được sử dụng kết hợp với các phương thức tra tấn khác để khiến các học viên đau đớn hơn nữa. Những học viên bị trói theo kiểu này thường bị chấn thương nghiêm trọng.
Trói kiểu cuộn người như quả bóng trong thời gian dài
Bà Vương Văn Quân ở tỉnh Liêu Ninh là một trong những học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng hình thức tra tấn này tại Trại Lao động Mã Tam Gia. Vào tháng 12 năm 2003, bà bị trói trong tư thế hai chân bắt chéo nhau (thế hoa sen), đầu cúi gập xuống chân, còn tay bị cùm ra sau lưng trong chín giờ đồng hồ. Không lâu sau đó, chân của bà bị sưng lên vì máu không lưu thông được bình thường.
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế cuộn người như quả bóng
Một số học viên bị trói đến năm ngày liền đã trở thành tàn tật. Có những viên lính canh còn ngồi đè lên học viên nhằm khiến họ bị đau đớn hơn.
Trại Lao động Nữ Nam Mộc Tự ở tỉnh Tứ Xuyên cũng có hình thức tra tấn này.
Trại Lao động Số 1 Quảng Châu còn biến tấu hình thức tra tấn này thành những dạng hà khắc hơn: Nhiều học viên Pháp Luân Công, trong đó có ông Dương Quý Viễn, đã bị trói trong tư thế này và treo lên bằng chiếc móc sắt hàng giờ đồng hồ. Không lâu sau đó, cơ thể họ đã bị tổn thương toàn bộ do trọng lượng cơ thể dồn lên rất ít các khớp và dây chằng. Lính canh còn dùng giẻ rách hoặc tất bẩn nhét vào miệng học viên để ngăn họ hét lên.
[IMG]
[/IMG]
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế cuộn tròn như quả bóng và treo lên chiếc móc sắt
Trói chân trong tư thế hoa sen và còng tay ra sau lưng
Khi hình thức tra tấn này được sử dụng ở Trại Lao động Mã Tam Gia, một số học viên bị băng miệng lại, một số khác bị bắt phải ngửi những chiếc giày bốc mùi.
Vào tháng 12 năm 2002, bà Vương Phương bị trói chân trong tư thế hoa sen với tay bị còng ra sau lưng trong bốn giờ đồng hồ. Sau đó, bà không còn cử động được chân trái hay tay trái được nữa. Thậm chí đến giờ vẫn còn lại vết sẹo trên da bà do bị cùm tay.
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế hai chân bắt chéo (tư thế hoa sen) và hai tay bị cùm.
Lính canh ở các trại lao động và nhà tù thường dùng dây thừng thay cho cùm tay khi tiến hành phương thức tra tấn này. Chân của các học viên bị thương tổn chỉ trong một thời gian ngắn. Có những lính canh còn ngồi lên đầu gối các học viên.
Lính canh ở Trung tâm tẩy não Quảng Châu trói chân các học viên trong tư thế hoa sen, vặn tay họ quặt ra sau lưng và chằng bằng dây thừng.
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế hai chân bắt chéo (tư thế hoa sen) và hai tay quặt ra sau lưng.
Cột vào chiếc thang gấp (kéo dãn dây chằng)
Tại Trại Lao động Đoàn Hà ở Bắc Kinh, một số học viên Pháp Luân Công bị buộc vào chiếc thang gấp từ cổ đến chân, tay bị buộc ra sau lưng, và miệng bị dán băng dính. Ông Ngụy Như Đàm là một trong những học viên phải chịu đựng hình thức tra tấn này từ năm 2000 đến 2001.
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói vào chiếc thang gấp (trong hình chụp được thay bằng một thanh gỗ)
Trói trong tư thế hoa sen và ép dưới gầm ghế
Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế hoa sen và bị ép dưới gầm ghế.
Cô Cung Thụy Bình phải chịu đựng hình thức tra tấn này khi bị biệt giam tại Nhà tù nữ Bắc Kinh hồi cuối năm 2003. Những tù nhân cùng phòng giam đã trói chân cô trong tư thế hoa sen và kéo đầu cô gập xuống chạm chân. Sau đó, họ dùng ghế ép đè lên cô và ngồi lên ghế.
Khi cô Cung vẫn không chịu từ bỏ niềm tin của mình, những tù nhân cùng phòng giam kéo cô ra và đánh đập cô. Cô bị đầy vết bầm dập trên mặt, kể cả vùng quanh mắt, và người cô nhũn ra tựa như không còn sức sống.
Trói trong tư thế đứng và sốc điện
Lính canh ở Trại Lao động Mã Tam Gia trói các học viên Pháp Luân Công trong tư thế thẳng đứng đến nỗi họ không cúi được đầu. Mỗi khi họ ngủ gật, lính canh sẽ sốc điện vào cổ hoặc quai hàm các học viên bằng dùi cui điện.
Tại Trại Lao động Cưỡng bức Đại Liên, một số học viên Pháp Luân Công bị trói tay và chân. Sau đó toàn thân họ bị bó chặt lại như xác ướp.
Therealtz © VietBF