Khi tham gia giao thông, Anh và nhiều quốc gia khác như Úc, Canada, Singapore, Ấn Độ hay Malaysia, đều đi bên trái đường. Các nước này áp dụng nguyên tắc điều khiển xe lưu thông không phải như các nước khác, đi bên phải đường. Tại sao lại như vậy?
Một cuộc thi sát hạch bằng lái xe tại Anh thời xưa.
Luật lái xe bên trái (Left-hand Traffic) tồn tại ở Anh và nhiều quốc gia khác. Hầu hết là những nước từng là thuộc địa hoặc vùng tự trị thuộc khối Liên hiệp Anh như tại châu Á có Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông; tại châu Âu có Ireland, Xứ Wales hay châu Phi có Kenya, Nam Phi, Zimbabwe… Trên thế giới hiện có 76 quốc gia áp dụng luật này.
Theo đó, tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đều phải đi bên trái đường, trừ khi vượt xe th́ mới lấn phải. Phương tiện đi hướng ngược lại sẽ đi bên phải.
Trên đường phố Anh thường có ḍng chữ nhắc người qua đường quan sát bên tay phải.
Hầu hết đèn tín hiệu giao thông, biển bảo sẽ được đặt bên trái đường hay việc người đi bộ sang đường tại một con đường 2 chiều th́ đầu tiên phải quan sát ḍng xe bên tay phải… Đó là những nguyên tắc tham gia giao thông đang hiện hữu tại Anh.
Theo phát hiện của các nhà khảo cổ khi t́m ra một con đường ṃn dẫn đến mỏ đá của người La Mă tại Anh vào năm 1998, các vết bánh xe phía bên trái theo hướng từ mỏ đá đi ra sâu hơn so với các vết bánh xe bên phải. Điều đó chứng tỏ ngay từ xưa, người La Mă đă điều khiển xe ngựa đi bên trái đường.
Nguyên tắc tham gia giao thông tại Anh.
Theo Bbcameria, người Hy Lạp cổ đại có thói quen mang gươm khi đi ngựa, đặc biệt với các hiệp sĩ. Khoảng 85%-90% đàn ông cưỡi ngựa là người thuận tay phải, khi gặp chuyện bất trắc sẽ dùng tay phải rút gươm và tấn công đối thủ. V́ vậy họ chọn cách đi bên trái đường để dễ bề xoay sở.
Năm 1773, chính phủ Anh ban hành Đạo luật Đường bộ, khuyến khích những người đi xe ngựa, người lái xe, người thồ hàng của ḿnh ra đường... di chuyển bên trái đường. Đến năm 1835, luật được sửa đổi và người ta củng cố việc này bằng cách quy định rơ ràng người điều khiển phương tiện phải đi bên trái đường.
Đến nay, người Anh vẫn giữ nguyên tắc này. Những chiếc xe hơi hiện đại được sản xuất tại Anh hay dành cho người Anh cũng được thiết kế chỗ ngồi của người lái và vô lăng nằm bên phải.
Năm 1969, giáo sư J.J.Leeming công bố một nghiên cứu cho thấy, các quốc gia áp dụng luật lái xe bên trái có tỷ lệ va chạm giao thông thấp hơn so với các quốc gia áp dụng luật lái xe bên phải.
Người Nhật cũng tuân thủ theo nguyên tắc đi bên trái đường.
Theo đó, mắt phải của người thường có khả năng nh́n và xử lư h́nh ảnh hơn hẳn so với mắt trái. Khi lái xe bên trái, mắt phải với năng lực tốt hơn sẽ giúp người lái quan sát, phán đoán t́nh huống giao thông tốt hơn.
Hơn nữa đối với các ḍng xe số sàn, việc người lái phải sử dụng tay phải để điều khiển sang số sẽ vô t́nh gây mất an toàn khi để tay trái - vốn là tay ít người thuận - cầm vô lăng và điều khiển xe.