Ngôn ngữ bất đồng là một vấn đề gây khó khăn cho nhiều người. Nhiều người bệnh ở Mỹ khi tới bệnh viện đă không thể cho bác sĩ hiểu được ḿnh đang nói ǵ. Đă có trường hợp bác sĩ đang làm việc với phiên dịch th́ lăn ra ngất.
Bệnh nhân có màu da den bóng với cái bụng thật to đến từ một đất nước xa xôi vùng châu Phi. Tôi bấm máy gọi Languageline, công ty thông dịch lớn nhất nước Mỹ (trước kia là ATT line) nhờ t́m ra ngôn ngữ. Sau vài phút ḍ t́m với nhân viên của Languageline th́... ngôn ngữ anh chàng này không nằm trong số 185 ngôn ngữ mà họ cung cấp dịch vụ.
Bệnh nhân th́ cứ chỉ tay vào bụng và nói rất nhanh. Tôi đang chưa biết làm ǵ th́ đột nhiên có tiếng:
" I can speak English" (Tôi có thể nói tiếng Anh)
Một anh chàng khác nh́n cũng đen bóng y như anh chàng đang có vấn đề với bụng bỗng từ đâu hiện ra. Anh này giới thiệu là bạn của bệnh nhân và chuyên đi thông dịch giúp bệnh nhân này v́ ngôn ngữ của họ là thổ ngữ rất hiếm.
Tôi mừng quá, giải thích cho anh thông dịch viên thiện nguyện về đề nghị đồng ư điều trị (informed consent) để chọc màng bụng lấy nước (paracentesis). Sau một hồi giải thích và nói chuyện với bệnh nhân, chúng tôi bắt đầu.
Tôi nhắc anh thông dịch viên bắt đắc dĩ:
-Tôi nói câu nào anh nói câu đó nhé.
-Ok ok.
-Tôi sẽ dùng máy siêu âm để xem có bao nhiêu nước...
....
-Anh có thấy đau không?
-Anh có thấy đau không?
......
Tôi lặp lại mấy lần nhưng không nghe tiếng nói ǵ nữa. Mà bỗng "rầm".
Quay qua th́ anh thông dịch viên đă té bệt xuống sàn nhà. Chúng tôi gọi Rapid Response Code (Code Cứu nguy) ngay lập tức.
Anh thông dịch viên vẫn c̣n thở nhưng mặt trắng bệch, mồ hôi vă ra hai bên trán. C̣n bệnh nhân lúc đó đang nằm trên giường bệnh th́ la lên om ṣm vẫn bằng thứ ngôn ngữ không ai hiểu.
Tôi đứng đó, y như Từ Hải trong truyện Kiều hồi xưa chết đứng, hai tay đang đeo găng vô trùng như thừa thăi chưa biết làm ǵ. Tôi cố dùng ngôn ngữ tay chân để trấn an bệnh nhân nhưng vô hiệu. Anh này lồng lên v́ lo cho anh bạn thông dịch của ḿnh. Anh ngồi dậy, hất tung vải đắp, và càng la to hơn.
Team Rapid và tôi nhanh chóng ổn định cho anh thông dịch viên.
Hóa ra, do thấy máu lần đầu nên anh sợ quá và bị tụt áp.
Anh bệnh nhân khi thấy anh bạn thông dịch đỡ hơn cũng b́nh tĩnh lại.
Lâu lâu tôi lại có những kỷ niệm như vậy với các thông dịch viên y khoa, cả chuyên nghiệp và bắt đắc dĩ.
Trước lúc học Y, tôi đă làm việc 2 năm full time và part-time với Công ty thông dịch Languageline nên rất thông cảm với thông dịch viên. Nhờ làm thông dịch viên qua điện thoai từ nhà mà tôi học được luật ngân hàng, bảo hiểm, đất đai, và dĩ nhiên là kiến thức y khoa.
Các bác sĩ Mỹ khá quen với việc dùng thông dịch viên do đất nước đa chủng tộc và nhiều thành phần. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được thông dịch viên (Interpreter) là người dịch nói trong khi dịch thuật viên (translator) là người dịch tài liệu.
Một lỗi khác bác sĩ hay mắc trong khi dùng thông dịch viên là dùng ngôi thứ 3 để nói chuyện với bệnh nhân:
"Can you tell her not to take this medication"
Thay v́ nói thẳng với bệnh nhân và dùng ngôi thứ 1:
"You should not take this medication"
Việc dịch thẳng ở ngôi thứ nhất có thể gây ra những hiểu lầm bất ngờ. Như có lần tôi nhận được một ca từ 911 với trạng thái "khẩn cấp" tại Mỹ. Hai bác người Việt lớn tuổi ở vùng lạnh mới dọn xuống tiểu bang nắng ấm ở cùng với con gái, con rể và đứa cháu gái 18 tuổi sinh ra ở Mỹ không nói được tiếng Việt. Hôm đó hai vợ chồng con gái bác đi vắng, ở nhà chỉ c̣n hai bác cùng đứa cháu gái. Nửa đêm, bác gái đi vào nhà vệ sinh thấy có một người đàn ông châu Á to cao đang... ở truồng đi ra.
Bác hoảng quá la lên khắp nhà c̣n bác trai lật đật gọi 911. Cô cháu gái nghe ồn ào liền chạy xuống trong bộ đồ ngủ mong manh. Th́ ra đây là bạn trai của cô cháu gái.
Dĩ nhiên, tôi luôn dịch trực tiếp ở ngôi thứ nhất cho cô cháu gái và bác gái chứ. Nhưng đến đoạn cô cháu phân trần bằng tiếng Anh: "Con mới dẫn ảnh về chơi, chưa kịp nói ông bà nghe..." th́ bác gái (vốn là người Bắc, rất nền nếp kiểu cũ) lúc đó chịu không nổi nữa. Bác mắng xối xả, cả chửi bậy nữa. Dĩ nhiên, tôi dịch luôn hết, và cũng không ngờ ḿnh chửi thề hay vậy!
Có một chuyện hay xảy ra là các bác sĩ cũng thường quên rằng thông dịch viên cũng rất bận và thời gian làm việc của họ tính bằng phút (trả theo giờ) nên có nhiều bác sĩ vô tư bắt bệnh nhân và thông dịch viên đợi.
Có lần tôi dịch cho một bệnh nhân ở London (Anh). Vị bác sĩ đó bỏ đi ra ngoài đi đâu đó gần nửa giờ. Thế là bác bệnh nhân nhân tiện hỏi tôi chuyện cuộc sống ở Mỹ thế nào, bên đó đông người Việt không, cuộc sống có khó khăn không. Theo luật, tôi từ chối trả lời và nói sẽ chỉ dịch những ǵ bác sĩ nói, c̣n bây giờ chưa có bác sĩ nên tôi sẽ ngồi chờ. Tuy nhiên, bác đó vẫn ngổi kể tiếp.
Bác kể bác qua Anh theo con gái đến một vùng ngoại ô London làm nông trại, mà cô này đi làm suốt ngày để bác ở nhà một ḿnh. Bác buồn quá có lúc nghĩ quẩn. Hôm nay có nhân viên xă hội sắp xếp chở bác đi khám bệnh và nói là có thông dịch viên người Việt. Bác nghe vậy mừng qua nên lấy cuộc hẹn chứ có bệnh ǵ đâu. Bác chỉ muốn nghe nói tiếng Việt cho đỡ nhớ nhà.
Tôi lặng im một lát liền tṛ chuyện v́ tôi nhận ra bác không cần khám. Cái bác cần là có người nói tiếng Việt.
Thế đó! Nghề thông dịch viên (TDV) là một nghề thú vị với nhiều câu chuyện vui buồn, những mảnh đời cơ cực, và cả điểm tối của cộng đồng Việt tại nước ngoài.
TDV cũng chia làm nhiều chuyên ngành như toà án, y khoa, bảo hiểm, v.v... Và công việc thông dịch viện y khoa (từ nhà hay tại bệnh viện) là một nghề tốt cho các bạn người Việt muốn vào trường Y tại Mỹ, các bạn học ngành sức khoẻ, hoặc cho bác sĩ và điều dưỡng mới từ Việt Nam qua do có lương cơ bản, lại có thể qua công việc mà học được cách hệ thống y tế Mỹ hoạt động. Nó cũng là điểm tốt cho Resume sau này.
Trái hẳn với nhiều người nghĩ, TDV y khoa đ̣i hỏi kiến thức y khoa rất tốt và kỹ năng giao tiếp cao. Không phải ai cũng làm TDV y khoa được. Có nhiều người hay nhờ người thân đi kèm làm TDV nhưng đó không phải là cách tốt do không phải ai cũng biết những thuật ngữ chuyên ngành. Ngoài ra, cứ yên tâm dùng TDV v́ chi phí thông dịch do chính phủ hoặc hăng bảo hiểm trả nên bệnh nhân dù nói chuyện ngôn ngữ nào cũng được.
Hiện nay, tất cả TDV y khoa tại Mỹ phải thi đậu ít nhất một kỳ thi mới được hành nghề. Gần đây nhất, Hội đồng Thông dịch viên Quốc gia Y khoa đă được thành lập nhằm khảo sát và kiểm định chứng chỉ hành nghề TDV tại Mỹ.
Thỉnh thoảng khi gọi vào gặp lại Languageline, tôi nói đùa số ID của ḿnh hồi xua (#7342) để xem ai c̣n nhớ không.
Bây giờ, gặp bất kỳ bệnh nhân nào không nói được tiếng Anh hoặc tiếng Việt, tôi luôn bắt đầu bằng: "No English, no Problem".