Liệu lịch sử có thể lặp lại một lần nữa khi mà Trung Quốc vẫn muốn chiếm đất của nước láng giềng? Căng thẳng biên giới Trung Quốc và Ấn Độ có thể dẫn đến chiến tranh biên giới. Hậu quả của nó sẽ ra sao nếu cuộc chiến xảy ra?
Hơn nửa tỷ người dân Ấn Độ ngày nay không có liên quan ǵ đến chiến tranh với Trung Quốc, nhưng có thể họ sẽ lại ôm thù hận nếu như chiến tranh xảy ra một lần nữa, như năm 1962.
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ trong một cuộc tập trận chung.
Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) mới đăng tải bài phân tích của chuyên gia người Ấn Độ Nitin Pai, về diễn biến căng thẳng biên giới Trung-Ấn gần đây.
Tác giả Nitin Pai cho rằng, Trung Quốc đang lặp lại sai lầm giống như hồi năm 1962. Lần này mọi thứ thậm chí có thể sẽ c̣n tồi tệ hơn và gây ra hậu quả nặng nề đối với cả hai nước.
Trung Quốc được coi là bên chiến thắng trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 bởi nước này kiểm soát cao nguyên Askai Chin kể từ đó. Bắc Kinh đạt được cả mục đích chính trị và quân sự như “dạy cho chính quyền Thủ tướng Jawaharlal Nehru một bài học” nhưng đây cũng lại là thất bại lớn.
Bởi v́ những người trẻ Ấn Độ khi đó đều căm hận, coi Trung Quốc là kẻ thù. Năm 1962, một nửa dân số Ấn Độ ở độ tuổi dưới 19.
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn 1962.
Xét trên khía cạnh lịch sử, vào nửa đầu thế kỷ 20, Ấn Độ đă nỗ lực t́m kiếm mối quan hệ tích cực với Trung Quốc. Trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh vào năm 1924, nhà thơ nổi tiếng Rabindranath Tagore đă khẳng định "t́nh yêu, ḥa b́nh và t́nh bạn" là trái ngọt của "hạt giống được gieo hàng thế kỷ trước".
Đến giai đoạn năm 1950, ông Nehru lên tiếng bảo vệ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, nói rằng "thật không công bằng nếu một quốc gia tuyệt vời như Trung Quốc không có mặt tại Hội đồng Bảo an".
Sau đó gần nửa thế kỷ, vào năm 1998, Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ khi ấy là George Fernandes tuyên bố: "Trung Quốc là kẻ thù số 1… và bất cứ ai quan tâm đến an ninh Ấn Độ đều phải đồng ư với điều này".
Lư do duy nhất cho sự thay đổi quan điểm này là cuộc chiến biên giới năm 1962. Những người Ấn Độ lớn lên từ những năm 1960 cho đến giai đoạn 1990 đều ngờ vực và thể hiện sự nghi ngờ sâu sắc với Bắc Kinh.
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở Nathu La, nơi từng xảy ra cuộc đụng độ ngắn năm 1967.
Kể từ đó, hai nước theo đuổi chính sách mở cửa kinh tế, thương mại và du lịch. Với Ấn Độ là chính sách “Hướng Đông” c̣n Trung Quốc là “Trỗi dậy Ḥa b́nh”.
Ư tưởng này giữa các thế hệ lănh đạo Trung-Ấn dường như đă khiến tranh chấp biên giới ch́m vào quá khứ. Đó cũng là lúc thế hệ người trẻ Ấn Độ lớn lên mà chưa từng chứng kiến tận mắt chiến tranh.
Trung Quốc bắt đầu áp đặt lập trường biên giới cứng rắn trở lại vào năm 2006. Căng thẳng trên dăy Himalaya từng tốn không ít giấy mực của báo chí. Theo cuộc khảo sát được tổ chức Pew Research tiến hành vào năm 2016, 36% người Ấn Độ có thái độ không thiện cảm với Trung Quốc. Gần 70% người Ấn Độ tham gia cuộc khảo sát nói trên khẳng định họ "khá quan ngại" trước sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc và những căng thẳng trong tranh chấp lănh thổ giữa 2 nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Căng thẳng trong vài tuần qua, những tuyên bố cứng rắn từ cả Trung Quốc và Ấn Độ dường như đang đưa người dân Ấn Độ trở về một năm 1962 khác. Hơn nửa tỷ người Ấn Độ ngày nay ở độ tuổi dưới 26.
Dù căng thẳng có biến thành xung đột hay không, những người trẻ ở Ấn Độ nhiều khả năng sẽ mang tư tưởng không mấy thiện cảm về Trung Quốc cho đến cuối đời. "Liệu để cho nửa tỷ người ở bên kia biên giới căm ghét có phải là điều mà Trung Quốc mong muốn?", tác giả Nitin Pai đặt câu hỏi.
Liệu điều này có khiến “Giấc mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Trung Quốc dễ dàng hơn? Hay Trung Quốc sẽ nghĩ thế nào nếu Ấn Độ càng xích lại gần hơn với Mỹ?
Cuối cùng, tác giả Nitin Pai nhấn mạnh việc chính phủ Trung Quốc và Ấn Độ cần phải t́m kiếm được tiếng nói chung, để người dân hai nước không coi nhau là kẻ thù. Bài học lịch sử về cuộc chiến tranh năm 1962 không nên lặp lại một lần nữa.