Vietbf.com - Thế giới hăi hùng loại bom giết người từ từ hàng loạt, v́ có sức tàn phá khủng khiếp và hậu quả để lại cho nạn nhân là vô cùng thảm khốc, khiến nhiều loại vũ khí bị cấm trong chiến tranh hiện đại, và cũng như tên trộm gọi bạn bè đến xem ánh sáng xanh kỳ lạ phát ra từ quả cầu mà hắn thó được, không ngờ rằng việc đó đưa họ đến với cái chết đáng sợ.
Một quả bom chùm có thể chứa nguyên liệu phóng xạ để gây "bẩn" một khu vực rộng lớn.
Hai tên trộm phế liệu
Thành phố Goiânia, trung nam Brazil một buổi tối mùa xuân mát mẻ năm 1988. Hai tên trộm khoác lên người bộ quần áo tối màu, bịt kín mặt và ṃ vào một pḥng khám ở ngoại thành. Đây là địa điểm chúng quan sát suốt mấy ngày qua, đáp ứng hoàn toàn tiêu chí chúng muốn: không có người và vẫn c̣n thứ ǵ đó để kiếm chác.
Bom bẩn gây ra thiệt hại nặng nề về môi trường và kinh tế.
Hai tên trộm nhanh chóng lẻn vào bên trong, sục sạo giống cách chúng từng làm ở nhiều nơi trước đó. Đèn pin bật le lói để tránh bị phát hiện. Pḥng khám bỏ hoang chẳng c̣n ǵ ngoài những bộ bàn ghế bám đầy bụi, tranh treo lủng lẳng trên tường và một quả cầu lớn bằng kim loại. Với bọn trộm, khối cầu sắt này được xem là gia tài.
Chúng khuân vội quả cầu kim loại về nhà của một tên rồi cưa ra, bán phế liệu. Chúng không biết rằng bên trong quả cầu này chứa ca-di 137, một chất phóng xạ nguy hiểm chết người. Ngay ngày hôm sau, một trong hai tên trộm hứng chịu ngay những triệu chứng của nhiễm phóng xạ: nôn mửa, tay sưng tấy và tiêu chảy không dứt.
Thùng chứa nguyên liệu phóng xạ.
Tên trộm c̣n lại nhận thấy điểm lạ là chất bột thoát ra từ quả cầu sáng rực màu xanh da trời trong đêm tối. Hắn gọi thêm bạn bè của ḿnh tới để chứng kiến hiện tượng lạ. Và đó cũng là lần cuối cùng họ được nh́n thấy điều ḱ dị này.
Sau hai tuần tiếp xúc với đồng vị phóng xạ ca-di, 5 người thiệt mạng. Những người vô t́nh tiếp xúc hoặc hít phải ca-di cũng bị những tổn thương lớn trên cơ thể. 249 người bị nhiễm độc và 20 người bị ốm rất nặng.
Vụ việc ở thành phố nhỏ tại Brazil cho thấy rằng, tác động của nguyên liệu phóng xạ không phải ngay lập tức, nhưng sức tàn phá của nó th́ vô cùng khủng khiếp, dù chỉ cần một lượng nhỏ.
Bom bẩn là ǵ?
Hiện có hàng ngàn nơi chứa nguyên liệu phóng xạ.
Bom bẩn là một vũ khí đặc biệt, kết hợp các nguyên liệu phóng xạ và thuốc nổ truyền thống. Mục đích của vũ khí này là gây ô nhiễm một khu vực rộng lớn bằng nguyên liệu hạt nhân.
Bom bẩn không phải là bom hạt nhân, dù bản chất hai loại bom này đều chứa chất phóng xạ. Bom bẩn không tạo ra một vụ nổ lớn có sức tàn phá khủng khiếp như bom hạt nhân. Nó chỉ dùng cho mục đích phát tán vật chất phóng xạ trên diện rộng và ít gây thương vong hơn bom hạt nhân.
Vũ khí hạt nhân vẫn là sát thủ nguy hiểm nhất thế giới.
Bộ Năng lượng Mỹ từng làm thí nghiệm và thấy rằng, nếu một khu vực bị trúng bom bẩn th́ sau một năm, cư dân ở đó vẫn sinh sống b́nh thường. Dù mức phóng xạ “khá cao” nhưng chưa tới nỗi giết chết người như bom hạt nhân. Nghiên cứu vụ nổ hạt nhân nhà máy Chernobyl cũng cho kết quả tương tự. Những người sống quanh khu vực nhà máy hầu như không mắc phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Dù không gây ra thiệt hại sinh mạng cực lớn nhưng bom bẩn vẫn được xem là loại vũ khí giết người hàng loạt. Mục đích của bom bẩn là gây ra nỗi sợ hăi lớn cho người dân, hay c̣n gọi là chiến tranh tâm lư. Một khu vực rộng lớn bị nhiễm bẩn sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức để làm sạch và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Nguy cơ khủng bố
Bom bẩn vẫn là một vũ khí "công nghệ cao" với bọn khủng bố.
Với khả năng tấn công âm thầm nhưng nguy hiểm, bom bẩn dễ trở thành mục tiêu chế tạo của những kẻ khủng bố khét tiếng. Để sản xuất được loại bom này, chúng cần sở hữu nguyên liệu phóng xạ. Hiện nay, trên thế giới có hàng triệu địa điểm sử dụng nguyên liệu phóng xạ, nhất là các nhà máy hoặc cơ sở nghiên cứu y học. Hiện tại có 9 loại đồng vị phóng xạ phù hợp để chế tạo bom bẩn.
Ủy ban Quản lư Hạt nhân Mỹ cho biết ngày nào cũng có một lượng nguyên liệu phóng xạ bị lấy cắp tại quốc gia này. Tại châu Âu, con số này là 70 ngày trong năm. Dù nguyên liệu phóng xạ phổ biến toàn cầu nhưng chỉ 20% trong số này có thể gây hại cho sức khỏe con người. Nga hiện nay cũng rải rác hàng ngàn nơi chứa nhiên liệu phóng xạ, nhất là sau khi Liên Xô sụp đổ.
Tháng 12.2001, ba thợ gỗ tại Gruzia t́m thấy một máy phát điện và kéo về lều để sưởi ấm. Chỉ trong vài giờ sử dụng, họ bị nhiễm phóng xạ nặng nề và phải tới viện điều trị cấp cứu. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Thế giới (IAEA) nói rằng chiếc máy đó có chứa phóng xạ và những người thợ này đă vô t́nh nhiễm độc.
Dù nguy hiểm là vậy nhưng khả năng khủng bố chế tạo được bom bẩn là rất nhỏ. Lí do đơn giản v́ những kẻ vận chuyển bom bẩn chắc chắn sẽ nhiễm phóng xạ nặng và thiệt mạng. Nếu che chắn bom bẩn quá kĩ lưỡng, nó sẽ giảm sức tấn công và không c̣n nguy hiểm. Hiện nay, bom bẩn vẫn được xem là loại vũ khí “công nghệ cao” với khủng bố.