VBF-Tin mới vô cùng sốc, Việt Cộng không gọi "Ngụy quân, Ngụy quyền" nữa. Theo đó bộ sách lịch sử VN được thông qua gọi đúng tên là “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”. Như vậy đâu là là một thay đổi mới khi thừa nhận chính quyền VNCH.
Thiền lâm
Lá cờ của "Ngụy quân, Ngụy quyền"
Việt Nam – Cali Today News – Một tin tức rất đặc biệt được báo Tuổi Trẻ đăng ngày 18/8/2017: bộ sách Lịch sử Việt Nam – được thông qua và cấp giấy phép bởi Bộ giáo dục và Đào tạo, đă “nh́n nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam…”.
PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN, đă trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ với một nội dung đáng chú ư: “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam… Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài G̣n, quân đội Sài G̣n. Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”.
Diễn giải của ông Trần Đức Cường cũng là phát ngôn đầu tiên, hoặc đă có nhưng rất hiếm hoi, của một quan chức bậc trung về “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”, dù được báo Tuổi Trẻ cẩn trọng giải thích là “bên lề buổi giới thiệu sách…”, tức có thể hiểu là phát ngôn này không phải được phát ra trên diễn đàn chính thức.
Nhưng dù “thực thể Việt Nam Cộng Ḥa” không hoặc chưa phải là phát ngôn hay chủ trương được chính thức công bố, hiện tượng bộ sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam không c̣n xem Việt Nam Cộng Ḥa là “nguỵ quân, ngụy quyền” vẫn là một sự xác nhận gián tiếp về một chủ trương chưa được công bố.
Bộ Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất gồm 15 tập với nhiều điểm mới – Ảnh: V.V.TUÂN
Tại sao không phải những năm trước mà đến năm nay – 2017 – đảng CS mới lấp ló xác nhận gián tiếp về “thực thể Việt Nam Cộng Ḥa”?
Sự thật quá hiển nhiên là giờ đây, t́nh trạng chính trị và kinh tế của đảng cầm quyền là khó khăn hơn bao giờ hết. Sự bế tắc gần như toàn diện như thế đă khiến đảng manh nha phát sinh một luồng tư tưởng cùng một số quan chức buộc phải nghiêng dần theo xu hướng “cải cách”. Trong những “cải cách” đó, lần đầu tiên từ sau năm 1975 đă bộc lộ tín hiệu có vẻ đôi chút thực chất về “lấy ḷng người Việt hải ngoại”.
Kể cả làm thế nào để đạt được một thâm ư sống c̣n hơn hết thảy: cộng đồng người Việt ở các quốc gia, đặc biệt ở Mỹ, có thể sẽ “để yên” cho nhiều quan chức và thân nhân quan chức Việt Nam ung dung rửa tiền, mua sắm nhà cửa, kinh doanh và hưởng thụ cuộc sống ở xứ sở tượng trưng cho lối thoát, nếu t́nh h́nh trong nước “có biến động”?
Hiện tượng sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam gián tiếp xác nhận “thực thể Việt Nam Cộng Ḥa” có thể được xem là một sự kiện lịch sử, và có thể là một tiền đề dẫn đến một giai đoạn “tự chuyển biến” nội bộ về quan điểm chính trị của đảng, hay nói chính xác hơn là bắt đầu từ một bộ phận nào đó của đảng cầm quyền. Tiến tŕnh chuyển đổi này có thể nhanh hơn hoặc tăng tốc vào năm sau – 2018.
Ngân sách đang hiện ra nhiều dấu hiệu cạn kiệt nhanh khó lường. Trong t́nh thế hầu hết các nguồn ‘ngoại viện” đều đóng cửa, không “tự chuyển hóa” th́ đảng CSVN sẽ.. “hy sinh”.
Bối cảnh của thái độ dần thừa nhận “khúc ruột ngàn dặm” lại đậm đà dấu ấn “thu nhập ngân sách”: sau 23 năm tăng trưởng liên tục, lượng kiều hối do “kiều bào ta” gửi về Việt Nam đă sụt giảm nặng nề vào năm 2016, chỉ c̣n 9 tỷ USD so với 13,5 tỷ USD của năm 2015. Vào nửa đầu của năm 2017, lượng kiều hối thậm chí c̣n “suy thoái tư tưởng” ghê gớm hơn, đến mức cho tới thời điểm này Tổng cục Thống kê c̣n không dám công bố con số kiều hối về Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017.
Trong khi đó, một dự báo của Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ c̣n cho thấy trong năm 2017 này, lượng kiều hối về Việt Nam có thể chỉ c̣n 5,4 tỷ USD. Tức “tụt hậu” đến chẵn một thập niên…
Cho tới nay, vẫn quá hiếm trường hợp trí thức của “khúc ruột ngàn dặm” được đảng ưu ái tạo cho đất dụng vơ ở quê nhà. Sau hơn bốn chục năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,” như họ vẫn rêu rao, vẫn c̣n quá nhiều cảnh kỳ thị của nhà cầm quyền Việt Nam đối với giới trí thức và văn nghệ sĩ hải ngoại. Nhiều trí thức hải ngoại ôm mộng trở về Việt Nam để “cống hiến” cho đất nước nhưng cuối cùng đă phải chua chát biệt ly khỏi “ṿng tay của đảng.” Nếu không v́ nhu cầu đô la, “khúc ruột ngàn dặm” đối với đảng CSVN đă chẳng có ǵ khác hơn là một khúc “ruột dư”…