Tháng 7 âm lịch đă tới và người ta kiêng kỵ rất nhiều trong tháng này. Đặc biệt là những người buôn bán, họ hạn chế các giao dịch. Vậy bạn có biết tại sao gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn?
Tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch hàng năm hay c̣n gọi là tháng mở cửa âm phủ, v́ mở cửa âm phủ nên c̣n gọi là tháng ma quỷ bởi mở cửa th́ ma quỷ dưới địa ngục sẽ lên trần gian. V́ một năm mới lên một lần nên ma quỷ tranh thủ quậy quá con người sống ở trần gian. Chính v́ vậy mà mọi người thường hay làm lễ cúng để ma quỷ không phá phách họ.
Cách gọi này có nguồn gốc từ xa xưa, đến nay vẫn được sử dụng nhưng ít người hiểu hết được ư nghĩa.
Cô hồn theo quan niệm dân gian được hiểu là những hồn ma cô đơn, đây là những linh hồn chưa được siêu thoát vẫn c̣n vất vưởng trên thế gian.
Việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà v́ muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ư nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đă gây ra những tội ác ǵ th́ trong quá tŕnh chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là tháng của ma quỷ. Đặc biệt, ngày rằm tháng 7 (15/7) là ngày "xá tội vong nhân" hay ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương gian. Ngày rằm tháng 7 cũng chính là ngày "âm khí xung thiên".
Tại Trung Quốc, nguồn gốc của tháng cô hồn được bắt nguồn từ việc ngày 2/7 hàng năm, Diêm Vương mở cửa Quỷ môn quan để quỷ đói có thể trở lại trần gian cho đến ngày rằm.
C̣n ở Việt Nam, cúng cô hồn được coi là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Quan niệm của người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi chết, phần hồn con người vẫn tồn tại; có người được đầu thai kiếp khác, có người bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói. Tháng 7 hàng năm, người Việt chọn ngày trong tháng để cúng cô hồn, không nhất thiết phải là ngày rằm. Ngày cúng cô hồ có thể tùy thuộc vào từng gia đ́nh, từng vùng miền khá nhau.
Một chuyện khác kể rằng, một đại đệ tử của Phật là đức A Nan Đà một buổi tối đang ngồi trong tịnh thấy th́ thấy một con ngạ quỷ (quỷ đói) người gầy quắt, cổ dài, miệng nhả ra lửa bước vào, nói rằng 3 ngày nữa A Nan Đà sẽ chết và cũng trở thành quỷ miệng lửa (diệm khẩu) như nó. Quỷ nói: "Nếu muốn tránh th́ ông phải bố thí cho lũ ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc đồ ăn, và cúng dường Tam bảo giúp chúng tôi, để chúng tôi được tái sinh vào cơi trên, th́ ông cũng được tăng thọ".
Tôn giả A Nan Đà đem chuyện này nói với đức Phật. Phật bèn làm một bài chú đem tụng trong lễ cúng tam bảo để cầu siêu thoát cho quỷ đói miệng lửa. Về sau, dân gian hiểu rộng ra thành lệ cúng và cầu phúc cho vong nhân nói chung. Lễ cúng dần dần thành xá tội vong nhân – thể hiện ḷng kính trọng, vị tha của người c̣n sống đối với những người đă khuất, dẫu cho những hành động quá khứ lỗi lầm xưa kia…
Trong năm, lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch là lớn nhất, thường trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo. Rằm tháng 7 hay c̣n gọi là lễ Xá tội vong nhân trùng với lễ Vu Lan, báo hiếu cha mẹ. Bản chất của ngày Rằm này rất nhân bản, là ḷng yêu thương con người với con người. Ngày có ư nghĩa mọi người tưởng nhớ, tỏ ḷng biết ơn với tổ tiên.
Như vậy, trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn: Vu Lan và cúng Cô hồn. Hai lễ này về cơ bản hoàn toàn khác nhau. Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, người hầu của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông.
V́ tưởng nhớ mẹ nên một ngày nọ Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nh́n xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. Thương mẹ nên ông dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng cho người. Bà Thanh Đề do lâu ngày nhịn đói nên khi ăn đă dùng một tay che bát cơm của ḿnh v́ sợ các cô hồn khác đến tranh. V́ c̣n tính "tham sân si" nên khi bà đưa bát lên miệng, thức ăn đă hóa thành lửa đỏ không thể ăn được. Đau xót khi chứng kiến cảnh này, Kiền Liên cầu xin Đức Phật giúp ḿnh cứu mẹ.
Đức Phật dạy ông rằng một ḿnh con không thể cứu được mẹ do ác nghiệp của bà quá nặng, chỉ c̣n cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong thành công. Vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng măn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) th́ sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối.
Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy, không những cứu được mẹ mà c̣n giải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung. Từ đó ngoài ư nghĩa "mùa hiếu hạnh", tháng bảy âm lịch c̣n gọi là tháng "xá tội vong nhân", tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn (tức là vong hồn không có người thân) để mong họ phù hộ cho ḿnh.
Từ đó về sau theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ th́ cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn. Tuy nguồn gốc khác nhau nhưng cả hai lễ cúng lớn trong tháng 7 đều chứa đựng ư nghĩa nhân văn cao cả, đó là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.