Người phụ nữ gốc Việt đi hiến máu để cứu người. Tuy nhiên cô lại không thể hiến máu v́ cơ thể cô có những dấu hiệu bất thường. Sau khi có kết quả kiểm tra cụ thể, cô nhanh chóng được đưa vào pḥng cấp cứu.
![](http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1092923&stc=1&d=1504017747)
Nhiệt t́nh hiến máu của cô bị từ chối v́ có sự lo ngại về mức độ hemoglobin cũng như huyết áp của cô rất thấp. Nhân viên Hồng Thập Tự yêu cầu cô quay trở lại vào tháng sau, để xem họ có thể nhận máu của cô được không.
Cô Trịnh nói với ABC News, “Tôi chỉ mong được làm một điều tốt cho xă hội, nhưng với những lần kiểm tra trước, họ thấy các tế bào hồng huyết cầu của tôi quá thấp, v́ vậy họ cho rằng tôi không uống đủ nước. Họ khuyên tôi về nhà uống nhiều nước.”
Sau khi nỗ lực thứ nh́ và thứ ba cũng thất bại v́ cô Trịnh không có đủ tế bào hồng huyết cầu cần thiết, nhân viên Hồng Thập Tự khuyên Trịnh nên tới gặp bác sĩ, để bác sĩ gởi cô tới một pḥng thí nghiệm, nhờ nơi đây đếm số lượng hồng huyết cầu cho chính xác.
Trịnh kể, “Kết quả thử máu tại trung tâm hiến máu Hồng Thập Tự cho thấy nồng độ ferritin của tôi rất cao. Đó là một điều lạ đối với một người A Châu, đặc biệt là một phụ nữ.”
Người mẹ bận rộn thú nhận rằng cô chần chừ cả tháng trời mới tới gặp bác sĩ, nhưng một khi được bác sĩ cho thử máu, trong ṿng năm tiếng đồng hồ sau đó, cô được đẩy vào pḥng cấp cứu với chẩn đoán của bác sĩ là ung thư bạch cầu ác tính.
Trịnh cho biết, “Tế bào bạch cầu tăng số lượng trong cơ thể tôi một cách đột ngột trong khoảng hai tuần nay. V́ không có đủ thức ăn, bạch cầu ăn gần hết hồng cầu trong cơ thể. Nếu tôi không được chẩn đoán kịp thời, tôi sẽ chết trong ṿng bốn tháng.”
Ông Wes Thomas là phát ngôn viên của Hội Hồng Thập Tự, nói rằng việc hiến máu cũng là một cách được “kiểm tra sức khoẻ miễn phí.” Tuy nhiên theo ông Wes, khi tiểu bang Queensland vào mùa cúm, số người hiến máu đến giảm dần v́ người cho máu bị cảm cúm. Đây cũng là mùa các bệnh viện trên toàn tiểu bang phải sử dụng tới kho máu dự trữ của họ.
Ông Wes nói với ABC News, “Người Queensland đóng góp hơn 21% nguồn máu ở Úc, nhưng tại một quốc gia mà cứ 30 người mới có một người hiến máu th́ số lượng máu không bao giờ đủ. Bên cạnh đó, cứ ba người lại có một người cần được truyền máu. Hầu hết những người có nhu cầu truyền máu là bệnh nhân bị ung thư.”
Sau khi trải qua các đợt hóa trị, cơ thể cô Trịnh cạn kiệt tế bào hồng cầu, đ̣i hỏi cần phải có 20 túi máu để được ổn định. Tuy nhiên, hai năm sau, v́ căn bệnh ung thư tiếp tục tái phát nên cô cần phải thay tế bào gốc – của một người hiến tặng phù hợp – th́ mới kéo dài cuộc sống.
Trịnh kể,”Tôi sẽ không bao giờ quên ngày tôi được thông báo ung thư tái phát. Tôi khóc như mưa như gió. Rất may là anh trai tôi có tế bào gốc phù hợp với cơ thể tôi. Tiến tŕnh ghép tế bào gốc lâu hơn so với hóa trị và xạ trị. Tiến tŕnh đó ảnh hưởng tới những ngày cuối cùng của cuộc đời.”
Giờ đây, mặc dù không thể hiến máu được nữa, cô Trịnh vẫn muốn thế hệ trẻ hiểu được điều họ có thể làm để cứu người. Trịnh kết luận, “Không ngờ việc tôi muốn thành một người hùng, đi hiến máu, lại hóa thành một cơ hội cho mạng sống của tôi.”