Ai cũng nghĩ rằng Triều Tiên thử bom nhiệt hạch vào sáng qua là một thách thức nguy hiểm với Mỹ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia th́ vụ thử hạt nhân lần thứ 6 này của Triều Tiên này là Trung Quốc. Một "mục đích ngầm"!
Các chuyên gia cho rằng vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên là nhằm vào Trung Quốc.
Sự thù địch và mối nguy hiểm với nước Mỹ
Theo The New York Times, Triều Tiên đă thử tên lửa hạt nhân lần thứ 6 trong một động thái bất thường nhằm thách thức Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3/9.
B́nh Nhưỡng tuyên bố đă thử nghiệm thành công một quả bom khinh khí (bom H) có thể gắn lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Đây cũng là vụ thử vũ khí hạt nhân lần thứ 6 của B́nh Nhưỡng và là vụ đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức. Vụ thử mà phía Triều Tiên gọi là “thành công hoàn hảo” ghi dấu thành công lớn trong việc phát triển vũ khí của nước này.
Vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên gây chấn động thế giới và được cho là châm ng̣i cho căng thẳng càng leo thang.
Ông Trump tháng trước nói Triều Tiên sẽ phải đối mặt với “lửa và giận dữ” nếu c̣n tiếp tục đe doạ Mỹ bằng tên lửa hạt nhân. Tuy nhiên, B́nh Nhưỡng và nhà lănh đạo Kim Jong-un dường như phớt lờ mọi cảnh báo. Trước khi tiến hành thử hạt nhân lần thứ sáu, B́nh Nhưỡng đă phóng thử tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản.
“Triều Tiên đă tiến hành thử hạt nhân”, ông Trump viết trên trang mạng cá nhân Twitter vào đầu giờ sáng 3/9. "Lời nói và hành động của Triều Tiên tiếp tục cho thấy sự thù địch và mối nguy hiểm đối với nước Mỹ", ông Trump viết.
Với ḍng tweet thứ hai ngay sau đó, ông Trump dành chỉ trích đối với Trung Quốc, đồng minh lớn nhất của Triều Tiên.
"Triều Tiên là đất nước anh em đă trở thành mối đe dọa lớn cũng như nỗi xấu hổ của Trung Quốc, nước đă cố gắng giải quyết t́nh h́nh nhưng chẳng mấy thành công", Tổng thống Mỹ viết trên Twitter hôm 3/9.
Ông Trump cũng cho rằng "sự nhân nhượng với Triều Tiên không có tác dụng".
Tuyên bố của B́nh Nhưỡng rằng nước này đă thử nghiệm thành công một quả bom khinh khí (bom H) có thể gắn lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hiện vẫn c̣n là điều gây nhiều hoài nghi.
Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ ước tính, cơn rung chấn do vụ nổ xảy ra lúc 12h36 chiều ở khu thử tên lửa Punggye-ri của Triều Tiên mạnh 6,3 độ Richter.
Ước tính của bộ Quốc pḥng Hàn Quốc về sức mạnh vụ nổ thấp hơn, ở mức 5,7 độ Richter, nhưng ngay cả khi như vậy có nghĩa rằng vụ nổ cũng mạnh gấp 5 tới 6 lần vụ thử hạt nhân hơn một năm trước, chuyên gia phân tích Lee Mi-sun ở cơ quan khí tượng học Hàn Quốc cho hay.
Sức rung chuyển của vụ thử tên lửa từ Triều Tiên đủ mạnh để người Hàn Quốc có thể cảm nhận. Cơ quan cứu hoả quốc gia của Hàn Quốc đă nhận được 31 cuộc gọi thông báo về việc các toà nhà và đất rung lắc.
Hàn Quốc đáp trả b́nh luận của ông Trump
Sau vụ thử hạt nhân thứ 6 và mạnh nhất của Triều Tiên, Tổng thống Trump tuyên bố trên trang Twitter rằng: "Hàn Quốc đang nhận ra, như tôi đă nói với họ, rằng sự nhượng bộ với Triều Tiên sẽ không có tác dụng".
Đáp lại lời chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Hàn Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy quá tŕnh phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên thông qua các biện pháp ḥa b́nh.
Phủ Tổng thống Hàn Quốc trong một tuyên bố nêu rơ: "Đất nước đă trải qua một cuộc chiến tương tàn huynh đệ. Không thể để sự tàn phá của chiến tranh lặp lại trên mảnh đất. V́ vậy, chúng tôi sẽ không bỏ cuộc và tiếp tục thúc đẩy quá tŕnh phi hạt nhân hóa bán đảo bằng các biện pháp ḥa b́nh cùng với các đồng minh của chúng tôi."
Đồng thời, Nhà Xanh cũng phủ nhận những bất đồng với Washington trong việc đối phó với Triều Tiên, cho rằng 2 đồng minh luôn đồng thuận rằng cần áp đặt các biện pháp trừng phạt và áp lực tối đa với B́nh Nhưỡng nhằm đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán.
Quân đội Hàn Quốc thông báo ngày 4/9 đă tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật phối hợp nhằm mục tiêu vào nơi được giả định là băi thử hạt nhân của Triều Tiên.
Chuyên gia: Vụ thử nhằm vào Trung Quốc
Các chuyên gia cho rằng, vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên có vẻ như là lá bài nhằm vào Trung Quốc.
Trong khi Trung Quốc lo ngại cuộc chiến tranh ở Triều Tiên có thể gây nên làn sóng người tị nạn từ láng giềng chạy sang nước này, ông Tập Cận B́nh tỏ rơ sự mất kiên nhẫn với nhà lănh đạo Kim Jong-un.
Thời gian B́nh Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ 6 được cho là cũng gây ra sự "bối rối" lớn cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, người đang tổ chức hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) tại thành phố Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến từ ngày 3-5/9. Theo các chuyên gia, việc làm này dường như đă được tính toán.
Ông Peter Hayes, Giám đốc viện nghiên cứu Nautilus, cơ quan chuyên nghiên cứu về Triều Tiên có trụ sở tại Mỹ cho rằng, vụ thử nói trên dường như nhằm gây ngạc nhiên cho ông Tập và cho Chủ tịch Trung Quốc thấy rằng, ông ấy cần thuyết phục Mỹ đàm phán với Triều Tiên.
Ông Hayes nhận định: "Vụ thử này nhắm đến ông Tập Cận B́nh hơn là Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhà lănh đạo Kim Jong-un không có đ̣n bẩy để khiến Washington đàm phán.
Nhưng ông Tập lại có quyền lực thật sự để tác động đến các phép tính ở Washington. Ông Kim sẽ gây áp lực đối với Trung Quốc để Bắc Kinh nói với Tổng thống Trump rằng, ông cần phải ngồi lại với ông Kim Jong-un".
Therealtz © VietBF