Hôm 3/9 Triều Tiên đă tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch (bom H). Dân Triều Tiên đă tổ chức ăn mừng với ḷng tự hào? Liệu Tổng thống Doanld Trump có chấp nhận để người ta coi ông như một "kẻ yếu đuối" trong vấn đề Triều Tiên trong khi ông là một người có cá tính mạnh với những tuyên bố khủng?
Triều Tiên dường như đă phát triển thành công tên lửa đạn đạo Liên lục địa (ICBM) và vũ khí hạt nhân phân hạch (bom H) và nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đă tỏ ra không hề ngán Mỹ, bất chấp những lời đe dọa cứng rắn của Tổng thống Donald Trump.
Một câu hỏi đang được giới phân tích xem xét là, với những động thái có phần “nhường nhịn” trước B́nh Nhưỡng, liệu ông Trump có cho phép người ta xem ông như một "kẻ yếu đuối" trong vấn đề Triều Tiên?
Hiện nay, câu hỏi này bắt đầu mang tính khẳng định. T́nh h́nh trên bán đảo Triều Tiên đă nóng lên đến mức các chính khách và chuyên gia bắt đầu nói về nguy cơ chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân, xuất phát từ cả 2 phía.
Đồng thời, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang tính toán các "bước đi tàn khốc" với Triều Tiên. Ông đã thông báo với thế giới rằng, Mỹ chán nản với những vụ thử hạt nhân của Cộng ḥa Nhân dân Triều Tiên, và việc tung đ̣n phủ đầu tấn công B́nh Nhưỡng là một kịch bản thực sự có thể xảy ra.
Theo quan điểm của nhà b́nh luận chính trị Fyodor Lukyanov, tổng biên tập tạp chí "Nước Nga trong chính sách toàn cầu", trên thực tế những hành động gần đây nhất của Kim Jong-un có thể khiến Trump thực hiện những bước leo thang dẫn đến hậu quả thảm khốc trên Bán đảo Triều Tiên.
Người Mỹ giờ đây không nói nhiều lời hùng biện về vai trò lănh đạo toàn cầu, nhưng, ông Trump muốn cho mọi người thấy Mỹ vẫn là một "ông chủ toàn cầu" có thể đe dọa bất cứ ai nếu điều đó phục vụ lợi ích của họ và có thể làm bất cứ điều ǵ, ở bất cứ nơi nào.
V́ vậy, mỗi khi ông Kim Jong-un cho thấy ông không ngán Mỹ, điều đó khiến Trump thực hiện những bước đi mới đe dọa Triều Tiên, và tình hình trở thành rất nguy hiểm. Sớm hay muộn ông Trump phải thực hiện những lời đe dọa để không bị mất uy tín.
Đây là điều mà ông Trump đã từng chỉ trích Obama, người đă vẽ ra cái "làn ranh đỏ" (red line) ở Syria rồi từ chối giáng đòn tấn công, để đến bây giờ Nga đang chiếm thế thượng phong trước Mỹ ở Syria. Chắc chắn là ông Trump không muốn lâm vào tình trạng tương tự.
Đối với nhà lănh đạo Mỹ, điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận, bởi v́ Donald Trump không muốn để có ai đó xem ông như một “kẻ yếu đuối”.
Cả nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đều đưa ra những tuyên bố cứng rắn
Hơn nữa, Trump càng trở nên yếu thế hơn về mặt chính trị trong nội bộ nước Mỹ và càng bị mất điểm trong mắt cử tri. Đặc biệt là hiện nay, chỉ số uy tín của ông trên cương vị tổng thống hiện nay đang ở mức rất thấp. Và do đó, ông ta cần một “cú huưch” để lấy điểm trong mắt người dân Mỹ.
Ở đây, giới phân tích lưu ý rằng, tính khí bốc đồng - điểm yếu lớn nhất của Donald Trump dẫn đến nhiều lo ngại rằng, t́nh h́nh sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu Triều Tiên ngày càng châm lửa lớn hơn.
Sẽ không có cuộc chiến nào trên bán đảo Triều Tiên
Tuy nhiên, nhà khoa học chính trị Nga Gevorg Mirzayan cho rằng thậm chí nếu bị "mất mặt" Tổng thống Mỹ cũng sẽ không dám tấn công Triều Tiên. Không phải bởi ông ta không có gan mà chỉ đơn giản là “người ta” sẽ không cho phép Trump làm như vậy.
Vị chuyên gia này cho rằng, mọi người đều hiểu luật chơi và không ai muốn bắt đầu chiến tranh, v́ điều đó dẫn đến sự tàn phá hoàn toàn Triều Tiên và cả Hàn Quốc. Và những lời nói cứng rắn của ông Trump đă thay thế hành động kiên quyết của Hoa Kỳ.
Theo logic của cuộc khủng hoảng, Triều Tiên đáp trả mỗi hành động và mỗi lời đe dọa từ phía Hoa Kỳ, mỗi lần tăng mức độ phản ứng. Về mặt này, những lời nói cứng rắn của ông Trump là hoàn toàn phản tác dụng và dường như càng khiêu khích ông Kim Jong-un hơn đưa ra những hành động cứng rắn hơn.
Chuyên gia George Toloraya cũng cho rằng, không có cách nào khác, bởi một cuộc tấn công của Mỹ vào Triều Tiên sẽ không giải quyết được bất cứ vấn đề ǵ bởi v́ vũ khí hạt nhân của B́nh Nhưỡng chỉ có thể bị phá hủy cùng với bản thân đất nước này.
Hàng chục ngh́n tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tầm xa; cùng với vô vàn các hệ thống pháo mặt đất, pháo phản lực của Triều Tiên cơ động rải rác khắp đất nước; khiến cho Mỹ khó có thể hủy diệt được tiềm lực quân sự của Triều Tiên trong đ̣n đánh phủ đầu thông thường.
Điều đó có nghĩa là đ̣n đáp trả sẽ được khởi động. Các lá chắn tên lửa Mỹ có thể chặn được vài ba quả tên lửa đồng loạt nhưng sẽ không thể làm được ǵ nếu đó là hàng trăm ngh́n quả tên lửa, đạn pháo và Hàn Quốc - Nhật Bản sẽ lănh đủ với cú phản đ̣n chết chóc.
Ngoài ra, Triều Tiên có thể đă có đến vài chục vũ khí nguyên tử được cất giấu dưới các hầm ngầm trong ḷng đất mà các đầu đạn khoan thông thường không thể hủy diệt nổi. Mà tấn công bằng vũ khí hạt nhân th́ quá nguy hiểm
Trong trường hợp này, tất cả các nước trong khu vực sẽ phải trả giá rất đắt: Hàn Quốc có thể bị hủy diệt theo bởi họ nằm ngay cạnh Triều Tiên; Trung Quốc và Nga cũng có thể bị vạ lây bởi các vụ nổ hạt nhân, bởi cũng là các nước láng giềng; Nhật Bản cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Một cuộc tấn công hạt nhân đồng nghĩa với việc rất nhiều nước gặp tai họa, trong đó đồng minh Hàn Quốc của Mỹ có thể bị tiêu diệt; do đó không thể có giải pháp quân sự nào - dù là sử dụng vũ khí thông thường hay vũ khí hạt nhân - của Tổng thống Donald Trump được thực hiện.
Kể cả ông Donald Trump có ra lệnh tấn công hạt nhân th́ giới tinh hoa chính trị Mỹ cũng không cho phép điều này xảy ra, bởi cơ chế kiểm soát quyền lực của Mỹ có cách để vô hiệu hóa lệnh phóng tên lửa hạt nhân.
Do đó, hiện này, giải pháp duy nhất là cuộc đàm phán và những nỗ lực t́m ra một sự thỏa hiệp, nhằm tạo ra một hệ thống an ninh mới nhằm loại bỏ những hành động phiêu lưu của B́nh Nhưỡng cũng như những cố gắng thống nhất hai miền Triều Tiên bằng các biện pháp bạo lực.
V́ vậy, rất có thể là trong thời gian tới, Mỹ và Triều Tiên sẽ tiếp tục đứng trên bờ vực xung đột, nhưng cả hai bên sẽ đều cố gắng để không rơi xuống vực thẳm xung đột hạt nhân.
Mỹ có cơ chế để ngăn cản Tổng thống Mỹ ra lệnh tấn công hạt nhân