Trong thời gian gần đây, ḍng người tị nạn từ Mỹ vượt biên trái phép vào Ca-na-đa tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do chính quyền Oa-sinh-tơn triển khai chính sách nhập cư cứng rắn. Ca-na-đa sẽ phải đối mặt những nguy cơ bất ổn về an ninh và xă hội do hiện tượng này.
Người nhập cư trái phép từ Mỹ vào tỉnh Kê-bếch (Ca-na-đa). Ảnh ROI-TƠ
Ḍng người tị nạn lo ngại bị trục xuất khỏi Mỹ đang đổ sang Ca-na-đa, khiến số lượng đơn xin tị nạn tại Ca-na-đa trong tháng 7 vừa qua tăng gấp ba lần tháng trước đó. Số lượng người nhập cư trái phép tăng mạnh đẩy các cơ sở tiếp nhận người tị nạn tại Ca-na-đa rơi vào t́nh trạng quá tải, buộc nhiều địa phương lập thêm trung tâm tạm trú. Thậm chí, tại tỉnh Kê-bếch, sân vận động Ô-lim-pích Môn-trê-an, bệnh viện và trường học cũng được tận dụng làm nơi ở cho người xin tị nạn. Các cơ quan biên giới của Ca-na-đa đă phải điều động thêm nhiều nhân viên tới một số cửa khẩu chính trên đường biên giới với Mỹ để ngăn chặn ḍng người nhập cư bất hợp pháp không ngừng gia tăng.
Khoảng 70% số người vượt biên giới trái phép từ Mỹ sang Ca-na-đa thời gian gần đây là người Ha-i-ti, trong bối cảnh cuối năm nay, Chính phủ Mỹ sẽ băi bỏ quy chế bảo vệ tạm thời cho khoảng 60 ngh́n công dân Ha-i-ti, vốn được áp dụng sau khi quốc gia Ca-ri-bê này bị tàn phá nặng nề sau trận động đất năm 2010. Mới đây, Tổng thống Mỹ Đ.Trăm cũng giới thiệu dự luật mới, đặt mục tiêu cắt giảm khoảng 50% trường hợp nhập cư được người thân bảo lănh vào Mỹ trong 10 năm tới. Những động thái này của Oa-sinh-tơn đă phá tan “giấc mơ Mỹ” của nhiều người tị nạn, buộc họ t́m kiếm một điểm đến khác có chính sách nhập cư thông thoáng hơn, mà Ca-na-đa được xem là lựa chọn hàng đầu. Với phương châm “đa dạng là sức mạnh”, Ca-na-đa đă thực thi chính sách nhập cư thông thoáng. Kể từ giữa những năm 60 thế kỷ 20, phần lớn hồ sơ xin nhập cư vào nước này được xem xét dựa trên cơ sở kinh tế thuần túy. Tiêu chuẩn tiếp nhận người xin nhập cư của Ca-na-đa bỏ qua các yếu tố như chủng tộc, tôn giáo, thay vào đó là yêu cầu về độ tuổi, tŕnh độ học vấn, kỹ năng làm việc, ngôn ngữ, nhằm xác định tiềm năng đóng góp cho lực lượng lao động quốc gia.
Tuy nhiên, t́nh trạng người nhập cư bất hợp pháp tăng mạnh thời gian gần đây đang đặt Chính phủ của Thủ tướng G.Tru-đô trước những áp lực ngày càng lớn và trở thành chủ đề gây tranh căi tại Ca-na-đa. Nhiều đối thủ chính trị và thậm chí một số đồng minh của ông G.Tru-đô thúc giục chính phủ t́m giải pháp cho vấn đề này. Các cuộc thăm ḍ dư luận gần đây cũng cho thấy, người dân Ca-na-đa có quan điểm trái chiều về việc tiếp nhận thêm người tị nạn và yêu cầu chính phủ tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới với Mỹ. Theo đó, gần một nửa người dân Ca-na-đa được hỏi muốn trục xuất những người vượt biên trái phép từ Mỹ và một tỷ lệ tương tự không đồng t́nh với cách Thủ tướng G.Tru-đô xử lư nạn nhập cư trái phép hiện nay.
Không khó để lư giải tâm trạng bất an nêu trên của nhiều người dân Ca-na-đa. Trong nửa đầu năm 2017, hơn 4.300 người trong tổng số 18.500 người nộp đơn xin tị nạn tại Ca-na-đa là những người vượt biên trái phép. Mặc dù thực tế cho thấy, người nhập cư đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Ca-na-đa nhưng nhiều người dân nước này lo ngại, ḍng người nhập cư trái phép sẽ là lỗ hổng lớn để những kẻ khủng bố xâm nhập.
Hồi đầu năm nay, Thủ tướng G.Tru-đô mạnh mẽ khẳng định, Ca-na-đa luôn chào đón “những người đang phải chạy trốn sự đàn áp, nạn khủng bố và chiến tranh”. Tuy nhiên, gần đây, nhà lănh đạo Ca-na-đa đă bày tỏ quan ngại trước t́nh trạng người xin tị nạn vượt biên trái phép ồ ạt vào Ca-na-đa và cam kết tăng cường các nỗ lực nhằm giải quyết vấn nạn này. Các nhà phân tích cho rằng, nếu không đưa ra các giải pháp kịp thời, về lâu dài, đây sẽ là một bài toán nan giải đối với Ca-na-đa.
Therealtz © VietBF