Cho đến nay, không ǵ có thể ngăn cản được Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhiều nước cũng phải công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân. Ai đă làm Triều Tiên nung nấu ư tưởng và quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân? Chính Mỹ chứ không phải Trung Quốc hay Liên Xô.
Quay ngược ḍng thời gian trở về quá khứ, sau khi một hiệp ước đ́nh chiến được Triều Tiên và Mỹ kư kết (không có sự tham gia của Hàn Quốc) Bán đảo Triều Tiên tạm thời ngưng tiếng súng trong năm 1953, nhưng nền ḥa binh mong manh đó chẳng mấy chốc tan biến khi vào năm 1958 Mỹ bắt đầu triển khai các đơn vị vũ khí hạt nhân đầu tiên tại Hàn Quốc đẩy bán đảo này một ṿng xoáy hạt nhân kéo dài âm ỉ cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: startribune.com.
Chỉ sau hai năm đến năm 1960, số lượng vũ khí hạt nhân của Mỹ tại Hàn Quốc đă lên con số 950 đơn vị bao gồm các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật lẫn chiến lược, từ đạn pháo hạt nhân cho đến tên lửa mang theo đầu đạn hạt nhân. Nói cách khác họ triển khai mọi loại vũ khí hạt nhân có thể mang đến Bán đảo Triều Tiên ngoại trừ tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa (ICBM). Nguồn ảnh: planetdeadly.com.
Và theo cách giải thích của Mỹ việc triển khai vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc là nhầm bảo vệ Seoul trước các mối đe dọa xâm lược một lần nữa từ Triều Tiên. Nhưng ai cũng hiểu rằng số vũ khí trên của Mỹ là nhằm để răn đe Liên Xô và Trung Quốc hơn là dùng để tấn công Triều Tiên vốn chả có giá trị ǵ về mặt chiến lược trong giai đoạn đó. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Nói như vậy để thấy rằng bóng ma chiến tranh hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên khởi nguồn là tại Mỹ. Và trong suy nghĩ của giới lănh đạo Triều Tiên khi đó là họ quá yếu ớt để có thể chống đỡ một cuộc tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân từ Mỹ, mọi loại vũ khí thông thường mà B́nh Nhưỡng sở hữu đều vô dụng trước sức nóng hàng ngh́n độ của một quả bom hạt nhân. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Chưa dừng ở lại đó, chỉ trong hai năm liên tiếp 1968-1969, hai đời Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson và Richard Nixon đều lên kế hoạch tấn công phủ đầu hạt nhân Triều Tiên từ những vụ khiêu khích của B́nh Nhưỡng, khi sức nóng của Chiến tranh Lạnh đang lên đỉnh điểm. Nguồn ảnh: The Washington Times.
Từ tất cả sự kiện trên đă thúc ép B́nh Nhưỡng theo đuổi chương tŕnh phát triển vũ khí hạt nhân ngay trong đầu những năm 1960, họ t́m đến sự giúp đỡ của Liên Xô và cả Trung Quốc nhưng cả hai quốc gia này đều lắc đầu từ chối. Nhưng Moscow và Bắc Kinh đồng ư giúp Triều Tiêu phát triển chương tŕnh hạt nhân dân sự phục vụ sản xuất năng lượng và nghiên cứu khoa học. Nguồn ảnh: CCTV News
Chương tŕnh hạt nhân dân sự của Triều Tiên kéo dài suốt từ năm 1962 cho tới khi nó biến tướng thành vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên của nước này vào ngày 9.10.2006. Với sức công phá chưa đầy 1 kiloton, quả bom chưa bằng 1/10 quả bom được thả xuống Hiroshima năm 1945. Nhưng chừng đó cũng quá đủ để Triều Tiên tự tin tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chương tŕnh phát triển vũ khí hạt nhân của nước này. Nguồn ảnh: Errymath.
Từ 2006 cho tới nay, Triều Tiên đă thử nghiệm vũ khí hạt nhân tổng cộng 6 lần và có thể đă có lần thứ 7 vào hôm 24.9 vừa rồi nhưng có xác nhận chính thức từ các bên. Và trong 6 lần thử vũ khí hạt nhân của Triều Tiên th́ lần thử thứ 6 vào hôm 3.9 vừa rồi được đánh giá là lớn nhất với sức công phá ước tính lên đến 160kT theo thăm ḍ của Nhật Bản.
Theo ước tính của t́nh báo Mỹ, hiện tại Triều Tiên có thể sở hữu từ 13-60 đơn vị vũ khí hạt nhân và nhiều khả năng họ đă có thể tích hợp vũ khí hạt nhân lên trên các đầu đạn tên lửa của ḿnh. Đưa năng lực tấn công hạt nhân của B́nh Nhưỡng lên một tầm cao mới đủ sức răn đe mọi kẻ thù.
Dĩ nhiên không ai muốn xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên nhưng giữa “ước muốn” và “hiện thực” lại khác biệt quá xa, một cuộc chiến hạt nhân trên bán đảo này có thể giết chết hàng triệu người ngay lập tức chỉ trong vỏn vẹn chưa đầy 15 phút và di chứng nó để lại có thể ảnh hưởng đến hàng chục triệu người khác kéo dài hàng chục năm.
Cho tới thời điểm hiện tại, một Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân là ước muốn sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực, khi giờ đây không chỉ Triều Tiên mà đến cả Hàn Quốc cũng muốn sở hữu năng lực răn đe hạt nhân và họ đă có đủ mọi nguồn lực cần thiết để hiện thực hóa điều này chỉ trong 2 năm. Kết quả cuối cùng cho sự đối đầu hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên là điều không một ai có thể tiên đoán được.
Và ước muốn về một Bán đảo Triều Tiên ḥa b́nh, thống nhất và thịnh vượng của bao nhiên người Triều Tiên có thể sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực, khi lănh đạo của họ không biết cách đặt lợi ích của nhân dân lên trên cùng con đường phát triển của quốc gia.