Nhằm đưa nước từ Tây Tạng về Tân Cương, ác kỹ sư Trung Quốc đang thử nghiệm công nghệ có thể sử dụng để xây dựng đường hầm dài 1.000 km. Đường hầm này được xây dựng sẽ lập kỷ lục đường hầm dài nhất thế giới.
South China Morning Post dẫn lời các chuyên gia liên quan đến dự án cho biết kế hoạch này sẽ "biến Tân Cương thành Tây Tạng". Nước sẽ được đưa xuống từ cao nguyên cao nhất thế giới.
Hồi tháng 8, chính quyền Trung Quốc cũng vừa bắt đầu xây dựng một đường hầm ở miền Trung tỉnh Vân Nam. Đường hầm này, dự kiến dài hơn 600 km, sẽ gồm 60 điểm cắt, mỗi điểm đủ rộng để 2 chuyến tàu cao tốc đi qua. Đường hầm sẽ chạy qua những ngọn núi cao vài ngh́n mét so với mực nước biển nằm trên một khu vực địa chất không ổn định.
Sa mạc Taklimakan ở Tân Cương. Ảnh: AFP.
Các nhà nghiên cứu nói rằng đường hầm Vân Nam sẽ là "phép thử" cho công nghệ và thiết bị của đường hầm Tây Tạng - Tân Cương. Đường hầm sẽ làm đổi hướng ḍng chảy của sông Yarlung Tsangpo ở phía nam Tây Tạng và mang nước về sa mạc Taklimakan ở Tân Cương.
Cao nguyên Tây Tạng đă ngăn cản gió mùa từ Ấn Độ Dương đến được Tân Cương. Khu vực này bị chắn bởi sa mạc Gobi ở phía bắc cùng sa mạc Taklimakan ở phía nam và khiến 90% diện tích của Tân Cương trở thành bất lợi cho việc sinh sống của con người.
Thế nhưng, sa mạc Taklimakan lại nằm ngay dưới chân cao nguyên Tây Tạng, nơi được coi là tháp nước của châu Á.
Nơi đây cung cấp một lượng nước tương đương 400 tỷ tấn mỗi năm, đủ để làm đầy hồ Erie ở Mỹ. Nó là nguồn cung nước của nhiều con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Mekong và sông Hằng.
Thung lũng sông Yarlung Tsangpo. Ảnh: Alamy Stock.
Ư định đưa nước từ Tây Tạng về Tân Cương đă có từ thời nhà Thanh vào thế kỷ 19. Trong vài thập niên qua, các nhánh của chính phủ Trung Quốc, bao gồm Bộ Tài nguyên Nước, đă đề xuất nhiều kế hoạch như xây dựng đập, máy bơm và đường hầm.
Dù vậy, chi phí khổng lồ, những khó khăn về kỹ thuật, nguy cơ tác động môi trường và việc các quốc gia láng giềng phản đối đă khiến những kế hoạch chưa bao giờ thành hiện thực.
Zhang Chuanqing, một chuyên gia tại Viện Cơ học Đất Đá thuộc Học viện Khoa chọc Trung Quốc ở Vũ Hán, nói rằng Trung Quốc đang cố gắng trong im lặng để từng bước triển khai kế hoạch này.
"Dự án dẫn nước ở miền Trung của Vân Nam là một dự án thí điểm", Zhang cho biết. Ông là người có vai tṛ quan trọng trong nhiều dự án đường hầm dẫn nước ở Trung Quốc, bao gồm dự án ở Vân Nam.
"Nó chứng tỏ chúng tôi có khối óc, bàn tay và công cụ để xây dựng những đường hầm siêu dài ở những địa h́nh nguy hiểm và không để chi phí vượt trần".
"Với nước về từ Tây Tạng, Tân Cương sẽ bùng nổ như California", ông Zhang nói.
[IMG]
[/IMG]
Một đoàn tàu chạy ngang dăy núi Thiên Sơn ở ngoài ŕa sa mạc Taklimakan ở Tân Cương. Ảnh: AFP.
Việc xây dựng được hầm ở cao nguyên Vân Nam - Quư Châu, cao nguyên cao thứ 2 Trung Quốc, sẽ giúp các lănh đạo Trung Quốc tự tin hơn về đường hầm Tây Tạng - Tân Cương.
Chi phí xây dựng đường hầm Vân Nam sẽ vào khoảng 11,7 tỷ USD và thời gian khoảng 8 năm.
Wang Wei, một nhà nghiên cứu tham gia vào quá tŕnh phác thảo dự án Tây Tạng - Tây Cương, nói rằng hơn 100 nhà nghiên cứu đă tham gia vào các nhóm khác nhau để nghiên cứu trên khắp nước. Phác thảo dự án này được tŕnh lên chính phủ vào tháng 3 vừa qua.
Đường hầm dài nhất Trung Quốc là hầm Dahuofang, 85 km, được xây dựng từ 8 năm trước ở tỉnh Liêu Ninh. Trong khi đó, đường hầm dài nhất thế giới là đường dẫn nước dài 137 km chạy bên dưới thành phố New York.
Therealtz © VietBF