VBF-Người Việt ở hải ngoại chiếm một phần đông đảo thường ở các nước tư bản. Nhưng số người di cư sang đâu đông nhất vừa đucợ hé lộ. Theo thống kê chỉ có 2,5 triệu người Việt di cư sang nước ngoài còn trên thực tế có thể gấp đôi.
Những nước tiêu biểu chấp nhận đa tịch có thể kể đến như Úc, Anh, Pháp, Mỹ, Canada - đây cũng là các quốc gia là điểm đến di cư nhiều nhất của người Việt.
Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài.
Hầu hết người Việt Nam di cư đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ (hơn 1,3 triệu người), Úc (227,3 nghìn người), Canada (182,8 nghìn người), Pháp (125,7 nghìn người),...
Bản đồ di cư của người Việt (biểu tượng chấm hoa chỉ những quốc gia, vùng lãnh thổ có người Việt sinh sống). Nguồn: IMO
Theo Bộ Tư pháp, trong năm 2015 có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và số liệu chính thức thôi quốc tịch Việt Nam là 4.474 người.
Chỉ riêng trong quý I/2017, Bộ Tư pháp đã trình Chủ tịch nước giải quyết 1.085 hồ sơ xin thôi, xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; trong đó có 1.077 hồ sơ xin thôi quốc tịch; 7 hồ sơ xin nhập quốc tịch.
Theo nguyên tắc quốc tịch quy định tại Điều 4, Luật Quốc tịch năm 2008: Nhà nước CHXHCN Việt Nam công nhận công dân Việt Nam "có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam".
Bên cạnh nguyên tắc trên, Điều 13 cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2009) thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày luật có hiệu lực thì phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch. Nếu không có thể bị mất quốc tịch Việt Nam.
Đến ngày 24/6/2014 (trước khi thời hạn 5 năm kết thúc), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch.
Như vậy, đến thời điểm này, chỉ khi công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì mới được phép có hai quốc tịch.
Ngoài ra, Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn đã quy định việc 2 quốc tịch áp dụng với một số trường hợp: người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi.
Luật Quốc tịch cũng cho phép người nước ngoài có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam. Chính sách trên cũng được áp dụng với trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hay có lợi cho Nhà nước Việt Nam.
Theo tài liệu "Quốc tịch và Luật Quốc tịch Việt Nam" của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, ở các nước phương Tây, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại các nước tư bản phát triển chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 4/5 tổng số người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới.
Người Việt Nam ở khu vực này phần đông đã có quốc tịch nước sở tại do thủ tục xin nhập quốc tịch các nước này ít phức tạp, không đòi hỏi phải xin thôi quốc tịch gốc, chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo luật nhập cư là có thể được nhập tịch.
Những nước tiêu biểu chấp nhận đa tịch có thể kể đến như Úc, Anh, Pháp, Mỹ, Canada - đây cũng là các quốc gia là điểm đến di cư nhiều nhất của người Việt. Ngược lại, một số nước như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore không chấp nhận đa tịch.
Úc cũng có truyền thống đơn tịch bắt đầu với Đạo luật Quốc tịch đầu tiên từ năm 1903 (Naturalization Act 1903). Luật Quốc tịch Úc đã trải qua nhiều đợt tu chính nhưng đến năm 2002 thì Đạo luật Tu chính Quốc tịch Úc (Australian Citizenship Legislation Amendment Act 2002) gạch bỏ Điều 17 của Luật Quốc tịch.
Điều 17 này quy định công dân Úc đương nhiên mất quốc tịch Úc khi nhập quốc tịch của một quốc gia khác. Có nghĩa là kể từ năm 2002 thì Luật Quốc tịch Úc công nhận tình trạng song tịch hoặc đa tịch.
Tuy nhiên, theo Hiến pháp Úc, các chính khách ở nước này không được bầu vào Quốc hội nếu giữ hai quốc tịch. Vấn đề này đang trở nên nóng trên chính trường Úc trong một vài tuần trở lại đây khi một số nghị sĩ thuộc các đảng nhỏ buộc phải từ chức do bị phát hiện mang hai quốc tịch.
EB-5 là chương trình đầu tư định cư, hay còn gọi là chương trình EB-5, là một phần trong hệ thống di trú Hoa Kỳ. Dự án này cho phép người nước ngoài đầu tư tối thiểu 500.000 USD vào tài sản hoặc các hạng mục kinh doanh đã được chính phủ Mỹ phê duyệt và hoàn vốn sau khi có thẻ xanh vĩnh viễn và khi tham gia, nhà đầu tư sẽ có được thẻ xanh cho cả gia đình và sau đó chính thức trở thành một công dân Mỹ.
Quy định mới về di trú của Canada có hiệu lực từ ngày 11/10/2017 đã nới lỏng hơn cho các gia đình đang có nhu cầu di trú đến đất nước này. Theo đó, thời gian cư trú bắt buộc ở Canada được giảm xuống còn 3 năm trong vòng 5 năm thay vì 4 năm trong vòng 6 năm theo như quy định cũ. Độ tuổi đương đơn đi kèm theo theo trình độ ngoại ngữ giảm xuống còn 18 -54 tuổi thay vì số tuổi 14-64 tuổi theo như quy định trước đây.
Riêng đối với Cộng hoà liên bang Đức, pháp luật về quốc tịch của Đức quy định người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Đức thì phải thôi quốc tịch mà họ đang có. Do đó, hàng năm, số người Việt Nam định cư ở Đức xin thôi quốc tịch Việt Nam khá nhiều.