Trước sự đe dọa không ngừng của Trung Quốc,Việt Nam cũng đang trang bị cho ḿnh những vũ khí tối tân. Hiện đại hóa quốc pḥng là mục tiêu của chính phủ Việt Nam. Một trong những mục tiêu đó là tên lửa, tên lửa Việt Nam “lên đời” sẽ thành sát thủ vô song.
Tên lửa Kh-35UE là độc nhất vô nhị. Là tên lửa hành tŕnh triển khai toàn cầu, nó có thể được lắp đặt trên nhiều hệ thống chiến đấu khác nhau. Tên lửa có khả năng tấn công mục tiêu và tiêu diệt mọi thứ từ máy bay đang hạ cánh, tàu sân bay, cũng như các mục tiêu trên mặt đất. Một tên lửa có thể tấn công và đánh ch́m tàu chiến 5.000 tấn.
Tên lửa KCT (phiên bản Kh-35U) do Việt Nam tự chế tạo theo giấy phép của Nga
Máy bay chiến đấu Sukhoi T-50 PAK-FA của Nga mới được trang bị thêm một khả năng mới, đó là phương tiện tiêu diệt tàu chiến trên mặt nước. Máy bay đa chức năng thế hệ thứ năm này sẽ được trang bị tên lửa hành tŕnh tăng tầm bắn Kh-35UE (hiện nay Việt Nam đă tự sản xuất tên lửa Kh-35/KCT-15 theo giấy phép của Nga và hoàn toàn có khả năng nâng cấp lên Kh-35UE).
Được thiết kế như máy bay chiến đấu tàng h́nh có ưu thế vượt trội trên không, Sukhoi T-50 cuối cùng sẽ thay thế máy bay đa năng thế hệ thứ 4 Sukhoi Su-27 đă phục vụ cho quân đội Liên Xô và Nga kể từ giữa những năm 1980.
Theo Văn hóa Chiến lược, việc thử nghiệm thành công tên lửa hành tŕnh trên máy bay Sukhoi T-50 đă chứng minh rằng vũ khí này tương thích với thiết bị của máy bay. Khi triển khai, tên lửa hành tŕnh sẽ được gắn dưới cánh của máy bay T-50.
Tên lửa hành tŕnh chiến thuật Kh-35UE là phiên bản nâng cấp của tên lửa chống tàu ngầm cận âm phóng từ máy bay Kh-35. Sự kết hợp thành công này đă biến T-50 thành một cỗ máy chiến đấu đa chức năng với những đặc tính vượt xa một máy bay chiến đấu.
Biến thể mới nhất Kh-35 có tầm bắn lên đến 260km, mang lại cho chiến đấu cơ T-50 khả năng tấn công xa, cho phép máy bay phóng tên lửa trong khi vẫn ở ngoài tầm bắn của hệ thống pḥng không của kẻ địch.
Khi phóng, tên lửa sẽ ngay lập tức t́m thấy mục tiêu và tự động hướng về nó. Kh-35UE tấn công mục tiêu ở độ cao khoảng ba mét so với mực nước biển - thấp hơn cả mặt boong tàu, do đó các trạm radar rất khó phát hiện. Ngay cả khi bị phát hiện th́ việc bắn hạ Kh-35UE ở độ cao này cũng là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn.
Tên lửa Kh-35UE được xem là sát thủ vô song
Tên lửa này có tốc độ Mach 0.8-Mach 0.95 (609-723 dặm/h; 980-1.164 km /h), bay ở độ cao 10-15 m trên hành tŕnh và hạ xuống khoảng 3 m tại pha cuối. Đầu đạn nặng 145 kg. Hệ thống hướng dẫn sử dụng hệ thống hướng dẫn quán tính và radar chủ động đầu cuối ARGS-35E. Đường kính tương đối nhỏ 45 cm, cho phép lắp đặt trên mọi loại phương tiện mang phóng.
Kh-35UE là tên lửa hành tŕnh chống tàu cận âm, gồm phần thân, bộ phận t́m kiếm radar chủ động, đầu đạn xuyên nổ- phá mảnh có sức nổ mạnh, hệ thống tự tiêu diệt độc lập, hệ thống dẫn đường quán tính, cao kế vô tuyến, hệ thống tiếp khí và tiếp nhiên liệu, động cơ phản lực hiệu quả.
Hệ thống điều khiển tự động được sử dụng để thực hiện công tác chuẩn bị chiến đấu tên lửa và các thủ tục trước khi phóng. Dữ liệu về mục tiêu được thu thập từ các nguồn bên ngoài, bao gồm cả các máy bay. Giai đoạn bay của hành tŕnh được điều khiển bởi hệ thống dẫn đường quán tính nhằm đưa tên lửa đi đúng đường đă định và tiến vào khu vực của mục tiêu. Bộ phận t́m kiếm radar chủ động chống ECM sẽ giúp dẫn đường đầu cuối. Nhờ vào khả năng bay luồn lách xuyên khu vực và lướt trên biển, KH-35UE có thể theo dấu các hệ thống tự pḥng vệ trên tàu của kẻ thù, giúp cung cấp khả năng chiến đấu ngầm và những khả năng tấn công đáng kinh ngạc. Những thiết bị bay không ngưới lái và tự động dưới nước có thể được sử dụng để hướng dẫn.
Các chiến hạm Gepard và Molniya của hải quân Việt Nam đều trang bị tên lửa Kh-35
Chiến hạm tấn công nhanh Molnyia "Tia chớp" của hải quân Việt Nam phóng tên lửa trên biển
Tên lửa này là độc nhất vô nhị. Là tên lửa hành tŕnh triển khai toàn cầu, nó có thể được lắp đặt trên nhiều hệ thống chiến đấu, từ tàu, máy bay, đến trực thăng hay các hệ thống tên lửa pḥng vệ bờ biển. Kh-35UE đă thể hiện một cách hiệu quả trên các bộ phận chở khác nhau trên các máy bay chiến đấu MiG-29K và MiG-29KUBR, trên máy bay trực thăng tấn công Ka-52. Trên một số bệ phóng, một số tên lửa có thể đánh ch́m cả tàu có kích cỡ tương đương với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ, Văn hóa Chiến lược cho hay.
Tên lửa có khả năng tấn công mục tiêu và tiêu diệt mọi thứ từ máy bay đang hạ cánh, tàu sân bay, cũng như các mục tiêu trên mặt đất, bao gồm các mục tiêu cố định, kho tàng và thậm chí là các thiết bị quân sự di động. Một tên lửa có thể tấn công và đánh ch́m tàu chiến 5.000 tấn. Trước Kh-35UE, cách tiếp cận cổ điển là mỗi nền tảng phóng khác nhau (máy bay, trực thăng, tàu, hệ thống pḥng vệ bờ biển) lại sử dụng những tên lửa được thiết kế riêng cho từng loại.
Kh-35UE có thể bỏ qua các hệ thống đánh chặn pḥng thủ tên lửa, cũng như hệ thống gây nhiễu điện tử tiên tiến nhờ hệ thống dẫn đường dẫn đôi trở về chủ động/bị động. Khả năng tấn công một loạt các mục tiêu trên đất liền cùng với các cánh ngắn hơn đă giúp Kh-35UE nổi trội so với tên lửa thế hệ trước là tên lửa hành tŕnh Kh-35 chống tàu phóng từ máy bay.
Việc tên lửa Kh-35UE có thể được phóng từ nhiều nền tảng khác nhau với độ chính xác cao ở khoảng cách rất xa khiến nó trở thành vũ khí không thể thiếu đối với tất cả các đơn vị. Được triển khai theo số lượng lớn, vũ khí hợp nhất giúp củng cố mạnh mẽ hỏa lực và khả năng chiến đấu của quân đội. Với việc đưa Kh-35UE vào kho vũ trang, Văn hóa Chiến lược đánh giá tên lửa sẽ có khả năng tiêu diệt nhiều mục tiêu với độ hiệu quả không ǵ sánh được.