Ở khắp mọi miền Việt Nam đều có rất nhiều món ăn. Ngay cả những món có cái tên khá khó hiểu cũng vẫn tồn tại song song. Khâu nhục, sà b́ chưởng, pa pỉnh tộp là những món ăn như vậy.
Khâu nhục
Khâu nhục thực chất là món ăn xuất xứ từ Trung Quốc nhưng khi về Việt Nam, qua bàn tay chế biến đă trở thành một món ngon độc đáo và nổi tiếng với người dân ở xứ Lạng. Vào những dịp lễ, hội, người dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn trên bàn tiệc không thể thiếu món ăn này.
Món khâu nhục nổi tiếng của người dân xứ Lạng. Ảnh: QTV
Để chế biến món này cũng rất cầu kỳ, thịt ba chỉ sau khi đă ướp kỹ các loại gia vị như húng ĺu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu, dấm, x́ dầu… và hấp cách thuỷ trong thời gian dài. Khâu nhục làm xong có màu vàng đều, hấp dẫn và mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu.
Sà b́ chưởng
Cái tên nghe lạ lẫm là thế nhưng thực chất sà b́ chưởng là cách gọi lái của món cơm tấm sườn b́ chả, đặc sản của người dân Sài G̣n. Nguyên liệu chính của món này là cơm, sườn, b́, chả, chế biến không khó nhưng đ̣i hỏi người làm phải hiểu rơ trong từng công đoạn.
Trong đó cơm phải được nấu từ loại gạo tấm, được ngâm nước khoảng một tiếng cho ngậm nước, rồi vo sạch. Khi nấu cũng phải chú ư để cơm không bị nát, cũng không bị khô quá, sau đó cho vào xửng hấp để giữ nóng. Sườn heo tẩm ướp chua ngọt rồi đem lên bếp nướng, chả làm cùng trứng và sợi b́ dai. Để làm được miếng chả trứng ngon, có độ chín đều, mềm và vị vừa đ̣i hỏi người làm phải thật khéo tay. Hỗn hợp trứng, thịt heo xay, bún tàu cắt nhỏ, nấm mèo, hành lá và các gia vị được trộn đều tay rồi cho vào nồi hấp chín. Mấu chốt để ra được một mẻ trứng ngon là phải giữ nồi hấp trên ngọn lửa vừa phải.
Ngoài ra món c̣n có thêm chút mỡ hành, ít miếng dưa leo, cà chua hay đồ chua được làm từ cà rốt, củ cải, dưa leo, dưa muối đôi khi là đu đủ. Món này bán ở nhiều nơi trong Sài G̣n, có thể dễ dàng t́m thấy trên bất cứ con phố nào.
Pa pỉnh tộp
Với người dân Tây Bắc, pa pỉnh tộp là món ăn đặc sản của người dân nơi đây. Theo tiếng Thái, pa pỉnh tộp nghĩa là cá gập nướng. Nguyên liệu chính là cá suối như cá chép, xát muối ướt để khử tanh và đặ biệt là phải mổ dọc sống lưng. Để chế biến được món pa pỉnh tộp, người ta cần đến rất nhiều các loại gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng… Nhưng món ăn này nhất thiết không được thiếu mắc khén, một loại gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Các loại gia vị băm nhỏ và trộn đều rồi nhồi vào bụng cá. Sau đó cá được gấp đôi nướng trên than hồng.
Người nướng cá phải rất khéo léo để làm sao cho cá chín không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên. Ăn pa pỉnh tộp đúng vị phải kèm chút xôi nếp chấm với chẩm chéo, thêm chút rượu ngô cay cay, tê tê, đốn tim bất kỳ thực khách nào ngay từ miếng đầu tiên.
Cơm âm phủ
Có nhiều cách lư giải tên gọi này, trong đó có tài liệu ghi món do một quán ăn tên Âm phủ sáng tạo ra. Cũng có tương truyền rằng, khi vua vi hành, gơ cửa nhà một bà góa để xin cơm. Do cảnh nghèo, bà chỉ có thể dọn ra cơm trắng, rau cải nhưng vua đói nên ăn hết ngon lành. Từ đó vua gọi là cơm âm phủ. Thường món sẽ có cơm trắng đặt giữa đĩa, xung quanh có thịt ba rọi, chả lụa Huế, tôm, nem Huế nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo…tạo thành 7 màu rực rỡ. Món này được bán nhiều trên các đường phố ở Huế.
Chế biến cơm âm phủ không khó, quan trọng là chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như trứng chiên, nem chua, chả gị, thịt nướng, dưa leo, tôm tươi rang... Mỗi loại xắt thành từng sợi nhỏ rồi sắp xếp xung quanh cơm trắng nấu bằng gạo An Cựu.
Ăn kèm với cơm âm phủ không thể thiếu một chén nước mắm có pha tỏi, đường, nước cốt chanh. Rưới nước mắm và trộn đều cơm cùng các loại thức ăn trước khi thưởng thức, có như vậy mới thấy hết cái ngon của món ăn này.
Bánh gật gù
Tên bánh mang nghĩa tượng h́nh, bởi khi cầm trên tay bánh mềm, dẻo ngả về nhiều phía như người gật gù. Đây là đặc sản nổi tiếng của Tiên Yên, Quảng Ninh, có hương vị gần giống bánh phở, nhưng mềm dai hơn nhờ gạo trộn cơm nguội xay nhuyễn cùng nước. Bánh cuốn lại bằng tay, không nhân, chấm nước chấm có hành phi, thịt băm, mắm tiêu, mỡ gà.
Cháo ấu tẩu
Ấu tẩu là tên loại củ có độc tố mạnh, có vẻ ngoài giống củ ấu. Nhưng nếu biết cách chế biến, nó sẽ có tác dụng chữa bệnh, giải cảm. Bằng cách ngâm nước gạo và ninh đến khi bở tơi, nấu cùng gạo tẻ, nếp cái, nước hầm chân gị, rắc rau thơm, thịt nạc băm, người dân Hà Giang đă có món đặc sản đăi khách. Cháo có vị đắng, ăn ngon nhất khi trời lạnh.