Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc chuyến thăm tại Việt nam. Nhà Trắng đă ra tuyên bố về cam kết giữa Việt nam và Mỹ trong vấn đề Triều Tiên. Theo chuyên gia nhận định Việt nam bị Mỹ gây sức ép về vấn đề Triều Tiên.
Ṭa Bạch Ốc vừa tuyên bố Tổng thống Donald Trump đă đạt được sự cam kết của các nhà lănh đạo Việt Nam về giải pháp nhằm đưa Triều Tiên trở lại tiến tŕnh phi hạt nhân hóa.
Tuần rồi, sau chuyến công du ba ngày của Tổng thống Trump tới Việt Nam, Ṭa Bạch Ốc ra thông cáo nói: “Tổng thống đă đạt được các cam kết mới từ các nhà lănh đạo của Việt Nam để hỗ trợ Chiến dịch toàn cầu tăng áp lực tối đa để đưa Triều Tiên trở lại con đường phi hạt nhân hóa.”
Trong một cuộc phỏng vấn với đài VOA Việt ngữ, giáo sư Carl Thayer thuộc trường đại học New South Wales nhận định rằng Việt Nam bị áp lực từ phía Mỹ:
“Khi ông Trump đưa vấn đề Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu, giả sử nếu như Việt Nam không ủng hộ cam kết Mỹ trong chính sách này th́ Viêt Nam sẽ gặp rủi ro trong quan hệ song phương. Về mặt hành chính th́ Việt Nam có thể sẽ cắt giảm nhân viên ở sứ quán Triều Tiên, hai nước sẽ phải rút lao động về, và ngưng các giao dịch thương mại bất hợp pháp. Ngoài ra, một số dự án làm ăn của Triều Tiên tại Việt Nam có thể bị cắt giảm.”
Một tháng trước khi ông Trump thăm Hà Nội, một nhà hàng Triều Tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi từng có khoảng 15 nhân viên Triều Tiên được thuê làm việc, đă phải đóng cửa.
Trước đó, hăng tin Yonghap cho biết rằng Việt Nam cũng đă trục xuất người đứng đầu và người thứ nh́ của chi nhánh ngân hàng thương mại Tanchon tại Hà Nội, nghi do rửa tiền.
Ông Thayer cho rằng Việt Nam, một thành viên của LHQ, hiện đang bơi giữa các cường quốc và sức ép từ Mỹ là rất lớn:
“Việt Nam là một thành viên của LHQ. Nga và Trung Quốc cũng đă đồng thuận với nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về vấn đề Triều Tiên. Mỹ đă ra sức ép, và Việt Nam cũng phải ủng hộ vấn đề này.”
Vào tháng 9, Hội đồng Bảo an LHQ đă thông qua nghị quyết trừng phạt mới với Triều Tiên do Mỹ soạn thảo, trong đó cấm các nước cấp phép làm việc cho các lao động Triều Tiên tại nước ngoài.
Giáo sư Thayer c̣n cho biết thêm rằng đây cũng là cam kết chung của các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà trong đó Việt Nam là thành viên.
Trong một tuyên bố chung hôm 12/11, ngay sau khi ông Trump gặp Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang, Triều Tiên là một vấn đề quan ngại: “Hai nhà lănh đạo bày tỏ quan ngại sâu sắc về các chương tŕnh và vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ và đe dọa ḥa b́nh và an ninh quốc tế.”
Ngoài ra, Mỹ và Việt Nam đều hối thúc tất cả các nước thực hiện đầy đủ và nghiêm túc tất cả những nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ, và nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác song phương để đảm bảo thực thi hiệu quả những nghị quyết này.
Tuyên bố c̣n nhấn mạnh rằng hai nhà lănh đạo nhất trí về tầm quan trọng của việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên một cách ḥa b́nh.
Nhà báo độc lập Vơ Văn Tạo b́nh luận rằng Việt Nam đưa ra cam kết về vấn đề Triều Tiên chỉ mang tính h́nh thức, ngoại giao là chính:
“Tôi nghĩ rằng đó là một thông cáo có tính ngoại giao, chỉ có tính h́nh thức. Thật ra, để đối phó với Triều Tiên phải là những cường quốc. Tuy nhiên, Việt Nam có những quan hệ với Triều Tiên nhưng không bị lộ ra, có những quan hệ nhất định nào đó. Trong quá khứ cũng có quan hệ trao đổi, đổi gạo lấy tàu ngầm, huấn luyện… nhưng vào những năm 1990 khi Việt Nam có quan hệ với Hàn Quốc th́ tự nhiên th́ quan hệ giữa Việt Nam và Triều Tiên hạ xuống một bậc, rất thấp so với trước đó.
Trả lời câu hỏi của một phóng viên Hoa Kỳ liệu Việt Nam có thể làm trung gian để Hoa Kỳ và Triều Tiên giải quyết vấn đề hạt nhân hay không, Chủ tịch nước Trần Đại Quang hôm 12/11 nói rằng “Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.”
Ông Quang nói thêm rằng: “Việt Nam ủng hộ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và sẽ làm hết sức ḿnh và làm những ǵ có thể làm được để góp phần thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.”
Tuy nhiên, nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung ở thành phố Hồ Chí Minh nhận định rằng sự ảnh hưởng của Việt Nam đến Triều Tiên rất hạn chế:
“Theo tôi việc Hà Nội có thể nói chuyện được với Triều Tiên về vấn đề vũ khí hạt nhân là rất hạn chế: quan hệ kinh tế không nhiều, ngoại trừ việc hai bên tự nhận với nhau là đều theo chủ nghĩa xă hội hay chủ nghĩa cộng sản. Việt Nam chỉ có thể thông qua sứ quán Triều Tiên để nêu vấn đề chứ không có công cụ ǵ trong tay để nói chuyện với B́nh Nhưỡng về vũ khí hạt nhân.
Việt Nam hiện là một trong những nước cộng sản hiếm hoi c̣n thiết lập bang giao với Triều Tiên, ngoài Trung Quốc và Cuba.
Vào đầu năm nay, đài truyền h́nh Nhật NK News trích lời cựu bí thư thứ hai của ṭa đại sứ Triều Tiên tại Hà Nội Han Jin-Myung nói các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Triều Tiên ở Hà Nội có nhiệm vụ phải kiếm tiền nộp về cho B́nh Nhưỡng.
Theo The Diplomat, mặc dù Việt Nam đă duy tŕ mối quan hệ ngoại giao với Triều Tiên từ đầu những năm 1960, quan hệ đối tác Hà Nội-B́nh Nhưỡng thường bị căng thẳng bởi những bất đồng về chính sách và tranh chấp về kinh tế. Những căng thẳng này bắt đầu xuất hiện trong các giai đoạn sau của Chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là năm 1968, khi Bắc Việt quyết định tham gia các cuộc đàm phán ḥa b́nh với Hoa Kỳ.