Có một loài cây có "siêu năng lực", có thể khử được cả chất phóng xạ. Loài cây này biến vùng đất tưởng như đă chết hồi sinh trở lại. Các loài thực vật của Úc sở hữu khả năng phytoremediation - cho phép xử lư các vùng đất bị nhiễm độc.
Trong lịch sử, loài người đă từng gây ra nhiều thảm họa khủng khiếp - bao gồm các vụ ṛ rỉ hóa chất, ṛ rỉ phóng xạ... Không chỉ gây thiệt hại về người, thảm họa có thể khiến toàn bộ khu vực xung quanh có thể biến thành những vùng đất chết.
Tuy nhiên, hóa ra trên đời này có một số sinh vật không những có thể tồn tại trong những vùng đất chết ấy, mà c̣n "hồi sinh" chúng thêm một lần nữa. Đó là các loài thực vật bản địa của Úc.
Theo Megan Phillips, chuyên gia môi trường học từ ĐH Công nghệ Sydney (Úc): "Đó là một dạng công nghệ sinh học có tên "phytoremdiation", có khả năng thúc đẩy quá tŕnh thực vật phát triển, qua đó giúp cả vùng đất màu mỡ trở lại,".
Phillips cho biết, trên thực tế việc các loài cây có thể phục hồi sức sống cho cả một vùng đất đă được nhắc đến trong một số thảm họa ở quá khứ, điển h́nh là thảm họa Chernobyl năm 1986.
Ví dụ như hoa hướng dương đă được ghi nhận khả năng "hút" radionuclide - một đồng vị phóng xạ. Hay cây mù tạt Ấn Độ có thể tách kim loại nặng ra khỏi đất bị ô nhiễm.
Nhưng lư do họ sử dụng các loài thực vật bản địa là v́ "tại đây chúng tôi có những đợt nóng rất khủng khiếp, đất kém màu mỡ, lượng mưa rải rác - những yếu tố khiến các loài thực vật không phải bản địa rất khó sống sót."
"Thực vật bản địa của Úc có thể sống sót trong những điều kiện môi trường phức tạp và khó khăn, cũng như chống chịu được lâu hơn nếu được trồng tại những khu vực nhiễm độc."
Các loài thực vật của Úc sở hữu khả năng phytoremediation - cho phép xử lư các vùng đất bị nhiễm độc.
Vậy mà, thực vật Úc rất ít được đề cập đến về khả năng phytoremediation, nên Phillips và nhóm nghiên cứu muốn thay đổi điều đó.
"Nước Úc là một đất nước thú vị để nghiên cứu, không chỉ ở công nghệ sinh học, mà những khu vực được thực vật "khử độc" trở nên an toàn hơn, với ít sinh vật ngoại lai xâm lấn" - Phillips cho biết.
"Ngoài ra đó c̣n là hiệu quả về mặt chi phí. Chi phí sẽ rẻ hơn ít nhất 10 lần so với nghiên cứu trên các loài thực vật khác."
Theo dự tính, Phillips và nhóm sẽ hoàn thành dự án trong tháng 11, và sẽ sớm công bố trên các tạp chí khoa học.