Mỹ và Hàn Quốc đầu tuần vừa rồi bắt đầu tập trận không quân lớn nhất từ trước đến nay. Triều Tiên sôi máu v́ việc này. C̣n Trung Quốc, họ cũng lộ uy lực trước Triều Tiên và Mỹ uy lực tàu chiến.
Hơn 40 tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đă tham gia một cuộc tập trận lớn ở Biển Hoa Đông, chỉ vài ngày sau khi có thông tin không quân nước này đă tiến hành cuộc tập trận quan trọng tương tự, trong bối cảnh căng thẳng vẫn ở mức cao liên quan đến cuộc khủng hoảng Triều Tiên.
Theo SCMP, cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc nhằm thể hiện khả năng phản ứng khẩn cấp của hải quân và uy lực tên lửa của Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc không nói rơ thời gian diễn ra cuộc tập trận nhưng thời điểm thông báo trùng với thời điểm bắt đầu một cuộc tập trận kéo dài năm ngày giữa các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc. Cuộc tập trận Mỹ-Hàn với sự tham gia của khoảng 230 máy bay - bao gồm máy bay phản lực tàng h́nh Raptor F-22 và hàng chục ngàn binh lính.
Cuộc tập trận của Mỹ-Hàn Quốc được đưa ra nhằm đáp trả lại cuộc thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất của Triều Tiên vào ngày 29.11 và tuyên bố từ B́nh Nhưỡng cho rằng hiện nay tên lửa của Triều Tiên có thể đạt đến bất kỳ điểm nào trên lănh thổ Mỹ.
Hải quân Trung Quốc nói rằng cuộc tập trận tiến hành như một cuộc đánh giá mô phỏng "chiến tranh thực sự" và được thiết kế để kiểm tra khả năng đánh chặn và hoạt động của các tàu khu trục nhỏ mang tên lửa.
Trong cuộc tập trận, các tàu chiến đă được yêu cầu phải đối phó với các cuộc tấn công tên lửa đa mục tiêu "ở nhiều độ cao".
Các bức ảnh đi kèm cho thấy một tàu khu trục Type-056 Huaian bắn một tên lửa để hạ tên lửa do một tàu chiến Phủ Đan Type-052D "kích thích". Tàu khu trục Changzhou cũng tham gia vào cuộc tập trận này.
Theo một bản tin được đăng tải trên trang web của Hải quân Trung Quốc, các tàu của Hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải, đă chứng minh năng lực chống tên lửa và phản ứng khẩn cấp ngày càng gia tăng dưới “tất cả các điều kiện thời tiết”. Các chuyên gia quân sự cho rằng các cuộc tập trận trên không và trên biển này là bằng chứng cho thấy tất cả các sư đoàn của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang tăng cường sự sẵn sàng chiến đấu.
Tống Trung B́nh, một giảng viên đă nghỉ hưu của Pháo binh 2 - Lực lượng tên lửa chiến lược của PLA, cho rằng cuộc tập trận trên cho thấy Trung Quốc quyết tâm thúc đẩy năng lực chống tên lửa ở cả trên đất liền và trên biển. Ông Tống Trung B́nh nhận định Trung Quốc mong muống thử năng lực pḥng thủ tên lửa hải quân trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên đă nêu bật các giới hạn của những hệ thống pḥng thủ trên mặt đất của Trung Quốc.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự tại Hong Kong Lương Quốc Lĩnh cho rằng các cuộc tập trận hải quân và không quân mới nhất của Trung Quốc đang gửi một tín hiệu rơ ràng tới Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản, các nước đă tiến hành những cuộc tập trận chung trong vài tháng qua. Ông Lương Quốc Lĩnh nói: “Đây là một thông điệp chính trị rơ ràng mà Bắc Kinh muốn gửi cho Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản, rằng công tác huấn luyện của PLA sẽ tiếp tục chừng nào các cuộc tập trận chung 3 bên của những nước này vẫn diễn ra trong khu vực”.
Ngày 9.12, tại Hội thảo về T́nh h́nh quốc tế 2017 và chính sách ngoại giao của Trung Quốc, Ngoại trưởng nước này Vương Nghị khẳng định t́nh h́nh Bán đảo Triều Tiên vẫn ở trong trạng thái các bên bày tỏ quan điểm cứng rắn, đối đầu, triển vọng không lạc quan. Tuy nhiên, hy vọng ḥa b́nh vẫn chưa tắt, triển vọng đàm phán vẫn c̣n, sự lựa chọn biện pháp quân sự là không thể chấp nhận được.
Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng bước tiếp theo các bên cần nghiêm túc thực hiện sáng kiến “cùng ngừng” (Triều Tiên ngừng các hoạt động phát triển tên lửa, vũ khí hạt nhân; trong khi Mỹ, Hàn Quốc ngừng tập trận quy mô lớn) do Trung Quốc đưa ra để làm giảm căng thẳng, tạo điều kiện cần thiết cho việc khôi phục đàm phán.
Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh, trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Trung Quốc đă nỗ lực và chịu thiệt tḥi nhiều hơn các bên liên quan khác. Trung Quốc cho rằng việc xử lư vấn đề này cần tuân theo tinh thần, quy định trong các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Trung Quốc không tán thành bất cứ bên nào đưa ra yêu cầu không phù hợp hoặc thực hiện các biện pháp nằm ngoài những nghị quyết này, thậm chí áp dụng hành động đơn phương, bởi như vậy sẽ phá hoại sự đoàn kết của HĐBA LHQ, gây phương hại đến lợi ích chính đáng của nước khác.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết ông tin rằng cơ hội tiến hành đối thoại để giải quyết căng thẳng liên quan chương t́nh vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là thấp. Trong bài phát biểu khi tham dự cuộc họp Hội đồng Ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại thành phố Vienna (Áo), ngày 8.12 theo giờ địa phương, ông Lavrov nhấn mạnh: "Triều Tiên đă hơn một lần nói với chúng tôi rằng họ cần sự đảm bảo an ninh, nhất là trong bối cảnh Washington đang t́m cách rút khỏi các thỏa thuận về chương tŕnh hạt nhân của Iran. Dĩ nhiên vào thời điểm hiện tại, sẽ khó khăn hơn trong việc tạo điều kiện để nối lại đối thoại".