Quyết định của TT Trump về Jerusalem đă gây chấn động toàn cầu. Đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp là Palestine. Nước này phản ứng như thế nào sau khi cầu viện các tổ chức quốc tế và nhờ cậy các đối tác lớn?
Palestine có thể làm ǵ trước quyết định của ông Trump về Jerusalem?
ảnh minh họa
Tuyên bố trên được Đại sứ Palestine tại Saudi Arabia Basem Al-Aga đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Trump ngày 6/12 (theo giờ Mỹ) đă chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Mỹ đẩy Trung Đông vào cuộc khủng hoảng mới
Sputnik News dẫn lời Đại sứ Basem Al-Aga nhấn mạnh, quyết định của ông Trump không chỉ dẫn đến khả năng xung đột giữa Palestine và Israel bùng phát mà c̣n gây hệ lụy nghiêm trọng đến ḥa b́nh trong khu vực và trên toàn thế giới.
Cũng theo Đại sứ Basem Al-Aga, quyết định của ông Trump đồng nghĩa với việc Mỹ công nhận sự chiếm đóng của Israel tại Jerusalem bất chấp các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
“Đó là một quyết định mà một cường quốc lẽ ra phải bảo vệ luật pháp quốc tế đơn phương đưa ra”, ông Basem Al-Aga nhấn mạnh. Theo Đại sứ Palestine, quyết định của ông Trump “là đ̣n chí mạng giáng vào luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Liên Hợp Quốc trong vấn đề Jerusalem”.
Ông Basem Al-Aga nhắc lại quan điểm mà Palestine và toàn thế giới Arab từng đưa ra với Mỹ và cộng đồng quốc tế: “Mỹ đă nhiều lần được cảnh báo về hệ lụy nghiêm trọng của quyết định nói trên”.
“Để tôi nhắc lại chuyện này”, Đại sứ Basem Al-Aga nói: “Khi Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdul Aziz nắm quyền điều hành tại Riyadh, ông ấy đă tham dự lễ khai trương Ṭa Đại sứ Saudi Arabia ở Algeria.
Trước sự hiện diện của rất nhiều Đại sứ các quốc gia Arab, Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdul Aziz đă tuyên bố như sau: “Vấn đề Jerusalem không phải chỉ của riêng người Palestine mà c̣n của cả thế giới Arab và Hồi giáo. Giới chức Mỹ cần hiểu rằng, bất kỳ hành động nào nhằm vào Palestine sẽ không chỉ có tác động tới riêng Palestine”.
Hành động tập thể để gây sức ép với Mỹ
Khi được hỏi Palestine sẽ phản ứng như thế nào trước động thái của Washington về lâu dài, Đại sứ Basem Al-Aga cho biết, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đă triệu tập một cuộc họp khẩn với lănh đạo các quốc gia Arab cũng như tham gia Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lănh đạo Hồi giáo về vấn đề Jerusalem. “Đó là bước đi đầu tiên của chúng tôi”, ông Basem Al-Aga nói.
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu Intifada- phong trào nổi dậy của người Palestine chống binh sĩ Israel- có tái diễn hay không, ông Basem Al-Aga không trực tiếp trả lời mà chỉ nói rằng: “Người dân Palestine hy vọng rằng, luật pháp quốc tế sẽ được tôn trọng”.
Theo Đại sứ Basem Al-Aga, quyết định của ông Trump trên thực tế là nhằm “hợp pháp hóa” việc Israel chiếm đóng và xây dựng thêm các khu định cư Do Thái trên chính những vùng đất mà nước này đánh chiếm từ tay Palestines.
Đại sứ Basem Al-Aga cảnh báo: “Nếu Jerusalem không có được ḥa b́nh, sẽ khó có nơi nào trên thế giới được ḥa b́nh. Tôi muốn nói rằng, quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến sự ổn định của Palestine mà c̣n cả của khu vực và trên toàn thế giới”.
Ông Basem Al-Aga khẳng định: “Chúng tôi sẽ làm mọi cách để Mỹ hiểu rằng họ không thể hành xử thiếu công bằng đến như vậy. Chúng tôi đang có trong tay sự ủng hộ của luật pháp quốc tế và sáng kiến ḥa b́nh Arab. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ”.
Đại sứ Palestine cũng lên tiếng ca ngợi những nỗ lực từ phía Nga để giải quyết vấn đề Jerusalem và nhấn mạnh, Tổng thống Nga Putin sẽ luôn ủng hộ Tổng thống Palestine Abbas trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng trong khu vực bằng con đường ḥa b́nh.
Ông Basem Al-Aga nhắc lại cuộc điện đàm giữa 2 Tổng thống và cho rằng: “Đó là dấu hiệu của sự đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau. Tổng thống Nga Putin ghi nhận sự cần thiết phải giải quyết xung đột giữa Palestine và Israel thông qua luật pháp quốc tế”.
Lịch sử phức tạp của Jerusalem
Jerusalem là vùng đất tranh chấp giữa Israel và Palestine. Cả 2 bên đều coi đây là thủ đô của ḿnh. Nghị quyết số 181 của Liên Hợp Quốc tháng 11/1947 đă chia khu vực Palestine thành 2 nhà nước Arab và Do Thái và Jerusalem là “thực thể chia cắt giữa 2 bên” có quy chế đặc biệt về chính trị và luật pháp do Liên Hợp Quốc quản lư.
Vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh Arab-Israel năm 1949, phần phía Tây Jerusalem bị người Israel chiếm đóng. Sau đó, kết thúc cuộc chiến tranh Arab-Israel năm 1967- c̣n gọi là Cuộc chiến 6 ngày- Israel chiếm nốt Đông Jerusalem.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đă nhiều lần lên án việc Israel chiếm Đông Jerusalem. Tuy nhiên, bất chấp điều này, năm 1995, Mỹ đă công bố Luật Đại sứ quán Jerusalem có tính đến việc di dời Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem muộn nhất là vào ngày 31/5/1999.
Dù vậy, Luật Đại sứ quán Jerusalem cho phép các Tổng thống Mỹ được kư tŕ hoăn việc thực thi mỗi 6 tháng một lần và đến tận năm 2017, ông Donald Trump mới là Tổng thống đầu tiên yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ chuẩn bị cho việc chuyển Đại sứ quán Mỹ về Jerusalem.
Trong khi đó, phía Nga lại có quan điểm khác hẳn trong vấn đề Jerusalem. Bộ Ngoại giao Nga đă nhiều lần khẳng định cam kết của nước này trong việc tuân thủ các nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Jerusalem, trong đó nêu rơ “Đông Jerusalem sẽ là thủ đô trong tương lai của nhà nước Palestine”
Therealtz © VietBF