Vậy là 2017 đă kết thúc. Thế giới đă bước sang năm 2018, năm nay t́nh h́nh thế giới liệu có khả quan? Các chuyên gia chỉ ra 5 điểm nóng có nguy cơ bùng nổ chiến tranh.
Căng thẳng ở một số khu vực trên thế giới rất dễ châm ng̣i cho cuộc chiến giữa các cường quốc.
Thế giới đă trải qua năm 2017 mà không phải chứng kiến một cuộc chiến khốc liệt giữa các cường quốc. Ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là Syria căng thẳng đă giảm nhiệt đáng kể.
Tuy nhiên, ở những nơi khác, t́nh h́nh vốn đă gay go nay lại càng trở nên căng thẳng hơn. Mới đây, tạp chí Mỹ National Interest đă chỉ ra 5 cuộc khủng hoảng có nguy cơ bùng phát thành cuộc chiến giữa các cường quốc trong năm 2018.
Triều Tiên
Theo National Interest, Triều Tiên rơ ràng là cuộc khủng hoảng chính sách ngoại giao nghiêm trọng nhất mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay. Sự thành công của Triều Tiên trong chương tŕnh phát triển tên lửa đạn đạo, kết hợp với việc chính quyền Donald Trump thiếu kinh nghiệm ngoại giao, đă tạo ra một t́nh huống vô cùng nguy hiểm.
Triều Tiên phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 (ảnh: Reuters)
Với nhiều lần thực hiện các vụ thử hạt nhân và tên lửa trong suốt thập kỷ qua, Triều Tiên chưa cho thấy có bất kỳ dấu hiệu sụp đổ nào trước sức ép của Mỹ. Trong khi đó, Mỹ đă phản ứng với sự thiếu nhất quán về ngoại giao, các quan chức cấp cao của Mỹ thường thể hiện sự mâu thuẫn lẫn nhau khi đưa ra các tuyên bố.
Vấn đề càng thêm phức tạp khi cả Triều Tiên và Mỹ đều có những động cơ đáng kể để ra tay trước. Mỹ là nhằm phá hủy hệ thống thông tin liên lạc và các cơ sở của Triều Tiên trước khi các tên lửa rời mặt đất, c̣n Triều Tiên là nhằm tránh khỏi một số phận như thế.
T́nh h́nh này rất dễ dẫn đến những tính toán sai lầm của cả hai bên, và nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến mà có thể kéo cả Nhật Bản và Trung Quốc tham gia.
Đài Loan
Những tuyên bố gây hấn gần đây của các quan chức ngoại giao và quân sự Trung Quốc cho thấy ít nhất một số lănh đạo ở Bắc Kinh tin rằng cán cân quân sự đă nghiêng về phía họ. Nhận thức này chắc chắn là quá vội vă, và có thể chưa được nhiều nhà lănh đạo khác của Trung Quốc đồng t́nh, song nó vẫn cho thấy sự nguy hiểm.
Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Đài Loan (Ảnh: Sina)
Trung Quốc cũng đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở khu vực này, mặc dù với binh lực được tăng cường thường xuyên của Trung Quốc, có thể nói là nước này đă triển khai hoạt động quân sự gần như ở tất cả các khu vực dọc biên giới nước ḿnh.
Mỹ đă phản ứng với thái độ điềm tĩnh, lên án các động thái của Trung Quốc và tuyên bố bán một số lượng lớn vũ khí cho Đài Loan. Tuy nhiên, chính quyền ông Trump lại khiến đường lối ngoại giao của Mỹ trở nên mập mờ, khó hiểu thông qua lập trường không rơ ràng đối với Triều Tiên, trong đó phải kể đến việc Mỹ kêu gọi Trung Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề hơn với Triều Tiên.
Với một mối quan hệ đ̣i hỏi khả năng dự đoán và đường lối ngoại giao thận trọng, các nhân vật quan trọng ở Trung Quốc và Mỹ lại có vẻ muốn cho thấy sự bất ổn, mà từ đó có thể dẫn tới một cuộc xung đột khốc liệt.
Ukraine
Xe tăng T-64BM của Ukraine (ảnh: Bộ Quốc pḥng Ukraine)
T́nh h́nh ở Ukraine vẫn tiếp tục căng thẳng. Thỏa thuận ngừng bắn mong manh ở miền đông Ukraine bị vi phạm ngày càng nhiều do t́nh trạng bạo lực giữa Kiev và lực lượng dân quân địa phương được Matxcơva hỗ trợ. Tại Kiev, hàng loạt cuộc biểu t́nh, tuần hành và những chuyện kỳ quái về cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili đă làm dấy lên câu hỏi về sự bền vững của chính phủ Ukraine.
Xung đột có thể nổ ra bằng nhiều cách khác nhau.
Sự sụp đổ của chính phủ Ukraine, trong khi về lư thuyết là có lợi cho Matxcơva, lại có thể gây ra sự bất ổn mạnh mẽ. Lực lượng ủy nhiệm của Matxcơva có thể cảm thấy được khích lệ, và ông Putin có thể có cơ hội chiếm được nhiều lănh thổ của Ukraine hơn. Ngược lại, chính quyền Kiev sụp đổ có thể giúp các nhân vật thuộc phe cực đoan cánh hữu lên nắm quyền, điều này sẽ khiến cuộc xung đột đang âm ỉ ở các tỉnh miền đông bùng phát dữ dội hơn.
Mặc dù chính quyền Trump không tiếp tục chính sách ủng hộ Kiev của thời Obama, sự xâm nhập nghiêm trọng của quân đội Nga vào Ukraine, sớm xảy ra do một sự sụp đổ hoặc một cuộc tấn công, có thể đe dọa kéo cả châu Âu và Mỹ vào cuộc xung đột với Matxcơva .
Sườn nam NATO
Trực thăng chiến đấu AH-1 Cobra của Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc diễn tập (ảnh: quân đội Thổ Nhĩ Kỳ)
Trong năm vừa qua, quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ gần như đă sụp đổ khi Ankara và Matxcơva nối lại t́nh hữu nghị kể từ sau các cuộc đụng độ quân sự vào năm 2015. Thổ Nhĩ Kỳ đang xa rời Liên minh châu Âu và Mỹ, thể hiện ở việc mua các loại vũ khí quân sự tối tân của Nga, có thể là dấu hiệu báo trước một sự thay đổi quan trọng trong cán cân quyền lực khu vực.
Chắc chắn Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Mỹ đều không coi chiến tranh là cách hợp lư để giải quyết t́nh h́nh ngoại giao hiện giờ. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia vô cùng quan trọng và đường lối chính sách của nước này có ảnh hưởng lớn đến kết quả các cuộc xung đột ở Syria, Iraq, Iran, vùng Balkans và vùng Caucasus.
Sự thay đổi trong định hướng ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây ra những ảnh hưởng dây chuyền không thể lường trước dọc biên giới nước này, đặc biệt liên quan đến khát vọng thành lập một nhà nước của người Kurd, và có thể làm thay đổi quyền lực và rủi ro trong tranh chấp vùng đất Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan. Những diễn biến như vậy có thể ảnh hưởng đến cách các quốc gia Nam Âu nghĩ về cam kết của họ với NATO.
Việc không thể đoán trước này có thể khiến cho Matxcơva hoặc Washington tính toán sai sức mạnh trong tay họ.
Vùng Vịnh
Lực lượng hỗn hợp gồm binh sĩ Ả Rập Xê-út, Qatar, Kuwait và Mỹ trong một cuộc tập trận năm 2017 (ảnh: centcom)
Xung đột ở Trung Đông gần như luôn chứa đựng những mầm mống làm phát sinh cuộc chiến giữa các cường quốc.
Khi cuộc nội chiến ở Syria đi đến hồi kết cũng là lúc sự chú ư chuyển sang cuộc đối đầu giữa Iran và Ả Rập Xê-út. Ả Rập Xê-út dường như vẫn luôn khiêu khích chọc ngoáy Iran, và có vẻ nóng ḷng muốn t́m chứng cớ cho thấy Tehran có nhúng tay vào mọi thất bại của nước này. Về phần ḿnh, Iran vẫn tiếp tục mở rộng ảnh hưởng tại Iraq, Syria và nhiều nơi khác.
Trong khi tỏ thái độ chấp nhận chiến thắng của chính quyền Tổng thống Assad ở Syria, chính quyền Trump lại đang chuyển hướng các nỗ lực sang đối đầu với Iran trong khu vực. Điều này bao gồm việc chính quyền Trump để cho Ả Rập Xê-út có toàn quyền hành động tại Yemen và những nơi khác, một diễn biến có thể dẫn đến sự tự tin quá mức của Riyadh.
Liệu Riyadh và Tehran có thể kiềm chế chiến tranh? Chiến tranh đă từng nổ ra ở vùng Vịnh trước đây mà không lan ra phần c̣n lại của thế giới, nhưng hiện giờ Riyadh đă sẵn sàng xây dựng một liên minh ngoại giao và quân sự chống lại Iran, trong đó có thể bao gồm cả Israel.
Với sự tái khẳng định vị thế của Nga trong khu vực, thật đáng buồn khi rất dễ dàng h́nh dung ra một cuộc xung đột giữa các cường quốc.
Thế giới vẫn đầy rẫy nguy hiểm. National Interest cho rằng sự bối rối về ngoại giao của chính quyền Trump chỉ càng làm tăng nguy cơ này, tạo ra sự bất ổn với cả thế giới cũng như với các ư định và khả năng của Mỹ. Trong khi sự bất ổn này không phải lúc nào cũng mang đến cơ hội để các nước khác tận dụng, nó sẽ làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm trong các t́nh huống khủng hoảng và phi khủng hoảng.
Hy vọng khi đội ngũ cố vấn chính sách đối ngoại của ông Trump thống nhất và chín chắn hơn, họ sẽ phát triển một cách tiếp cận gắn kết hơn trong ngoại giao để giải quyết mối đe dọa do các cuộc khủng hoảng này gây ra.