Chiếc tàu chở dầu của Iran 136.000 tấn vẫn tiếp tục cháy ngoài khơi Trung Quốc và có nguy cơ phát nổ, ch́m xuống biển. Hiện 32 thủy thủ trên tàu này vẫn đang bị mất tích sau khi chiếc tàu xảy ra va chạm với tàu hàng đêm 6-1.
Tàu SANCHI bốc cháy sau khi xảy ra va chạm với tàu hàng CF CRYSTAL ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.
Sáng nay, Đài truyền h́nh Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết các chuyên gia cứu hộ đang lo ngại nguy cơ tàu chở dầu SANCHI của Iran có thể phát nổ và ch́m xuống biển, nếu lửa không sớm được khống chế. Lực lượng hải quân Mỹ đă gửi một máy bay quân sự để hỗ trợ công tác t́m kiếm cứu hộ. Diện tích t́m kiếm ước tính rộng 12,350 m2.
Theo đài CCTV, tính đến 7 giờ sáng nay (giờ Việt Nam), đội cứu hộ vẫn chưa t́m được bất kỳ thành viên thủy thủ đoàn nào.
Tàu SANCHI, thuộc quyền điều hành của công ty Iran, xảy ra va chạm với tàu CF CRYSTAL của Hong Kong vào lúc 19 giờ (giờ Việt Nam) ngày 6-1, ở ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, cách Thượng Hải và cửa sông Dương Tử khoảng 300 km về phía Đông, theo hăng tin Tân Hoa xă.
Lúc gặp nạn, tàu SANCHI đang vận chuyển 136.000 tấn dầu condensate, một loại dầu thô siêu nhẹ, tới Hàn Quốc, trong khi tàu tàu CF CRYSTAL đang chở 64.000 tấn ngũ cốc từ Mỹ đến tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Sau vụ va chạm, tàu SANCHI bốc cháy dữ dội khiến toàn bộ 32 thủy thủ bị mất tích, trong đó có 30 người Iran và hai người Bangladesh. Tàu CF CRYSTAL bị hư hỏng nặng, tuy nhiên 21 thủy thủ người Trung Quốc đă được giải cứu an toàn.
Các cảnh quay từ CCTV cho thấy những cột khói đen cuồn cuộn bốc ra từ tàu chở dầu, trong khi đội cứu hộ vẫn đang tích cực làm việc. Chính phủ Trung Quốc đă cử bốn tàu cứu hộ và ba tàu làm sạch đến khu vực xảy ra tai nạn, trong khi trong khi Hàn Quốc triển khai một chiếc tàu và một trực thăng.
Thời tiết xấu vào tối 7-1 khiến đội cứu hộ gặp khó khăn trong việc tiếp cận tàu chở dầu. Khí độc phát ra từ việc dầu trên tàu bị đốt cháy cũng là vấn đề gây trở ngại.
Mức độ ảnh hưởng đến môi trường từ vụ va chạm tàu dầu này hiện vẫn chưa được xác định, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng đây có thể là thảm họa tồi tệ nhất kể từ vụ việc 260.000 tấn dầu bị tràn ở ngoài khơi bờ biển Angola năm 1991.
Therealtz © VietBF