Logan Paul là một ngôi sao YouTube người Mỹ. Ông đă đăng một đoạn video cho mọi người thấy thi thể của một nạn nhân tự tử ở Nhật Bản. Mặc dù ông đă lên tiếng xin lỗi sau khi vấp phải làn sóng phản đối trên mạng xă hội.
H́nh ảnh trong đoạn video cho thấy, Logan Paul và những người bạn phát hiện một xác chết trong khu rừng Aokigahara ở chân núi Phú Sĩ. Khu rừng này được biết đến là địa điểm thường xảy ra các vụ tự tử.
Biển báo trong rừng nhắc nhở mọi người t́m kiếm sự trợ giúp hơn là tự kết liễu mạng sống
Vụ việc đă gây ra làn sóng phản đối trong cộng đồng mạng, nhiều người cho rằng việc đăng h́nh ảnh như vậy là “thiếu tôn trọng” và “ghê tởm”. Logan Paul sau đó đă gỡ đoạn video, xin lỗi và nói rằng anh “bị lầm lạc”.
“Tôi đă phạm sai lầm nghiêm trọng khi nh́n nhận sự việc. Tôi không mong đợi sẽ được tha thứ”, Paul nói trong video xin lỗi đăng trên Twitter, “Lẽ ra tôi không nên đăng đoạn video đó. Tôi nên bỏ máy quay xuống và ngừng ghi lại những ǵ chúng tôi trải qua. Có nhiều thứ tôi nên làm khác đi, nhưng tôi đă không làm. Tôi hổ thẹn, thất vọng về bản thân”.
Đoạn video gây phẫn nộ này được đăng tải hôm chủ nhật tuần qua thu hút hàng triệu lượt xem trên YouTube trước khi bị gỡ xuống. Logan Paul là một nhân vật khá nổi trên internet, có hơn 15 triệu người theo dơi và một lượng fan trung thành, hầu hết là thanh thiếu niên. Đoạn video này nằm trong loạt video về Nhật Bản, nơi Paul đang đi du lịch cùng bạn bè. Theo chia sẻ của Paul trong đoạn video, anh cùng bạn bè đi vào khu rừng để t́m hiểu về sự “bị ma ám” của nó. Sau khi đi được một đoạn ngắn, họ phát hiện một xác chết, như đă nói ở trên.
Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới và rừng Aokigahara được biết đến là địa điểm nhiều người muốn tự kết liễu đời ḿnh. Các biển báo trong rừng khuyên mọi người hăy t́m kiếm sự trợ giúp y tế hơn là tự kết liễu mạng sống. Ngay tại lối vào khu rừng cách Tokyo khoảng hai giờ lái xe này, có biển báo nhắc nhở du khách rằng “mạng sống là một món quà quư giá”.
“Hăy suy nghĩ lại một lần nữa về cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con cái của bạn. Xin đừng chịu đựng một ḿnh, trước tiên hăy liên hệ với ai đó để được giúp đỡ”, một biển báo viết bằng tiếng Nhật kêu gọi.
Logan Paul bị chỉ trích dữ dội sau khi hớn hở đăng video về xác chết trong rừng
Nỗ lực ngăn ngừa tự tử trong rừng
Theo một báo cáo của chính quyền địa phương, hơn 100 người không phải là dân trong vùng đă t́m đến khu rừng này để tự sát trong khoảng thời gian từ năm 2013-2015. Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trên cả nước có khoảng 24.000 người t́m cách kết liễu đời ḿnh chỉ trong năm 2015.
Các chuyên gia từ lâu đă t́m hiểu lư do tại sao một số người lại chọn khu rừng để chết. Cách đây 3 thập kỷ, một nhà tâm lư học người Nhật đă phỏng vấn một số người sống sót sau khi họ t́m cách tự tử ở rừng Aokigahara, và biết được lư do chính là “họ tin rằng họ có thể sẽ tự tử thành công mà không bị chú ư”.
Nhà tâm thần học, Tiến sĩ Yoshitomo Takahashi, tin rằng một số người từ các tỉnh khác có thể đă t́m đến đây v́ họ muốn “chết cùng một nơi với những người khác”, hoặc thông qua các diễn đàn tự tử trên mạng ở Nhật Bản rủ nhau đến đây “cùng nhau kết liễu cuộc đời”.
Trong những năm qua, đă có một số nỗ lực để ngăn ngừa việc tự sát trong rừng và trên toàn quốc.
Theo Imasa Watanabe thuộc chính quyền tỉnh Yamanashi, chính quyền địa phương đă lắp đặt các camera an ninh tại lối vào rừng, với hy vọng theo dơi những ai đi vào bên trong. Chính quyền địa phương cũng triển khai các biện pháp pḥng chống tự tử khác trong rừng, như đào tạo t́nh nguyện viên để nói chuyện với những người có khả năng tự tử, tăng cường cảnh sát tuần tra ở lối vào rừng...