Thời chiến tranh trước đây, ngư lôi là một cũ khí lợi hại với những tàu chiến ngoài biển. Không cần phải tốn kém nhiều vẫn cứ tiêu diệt được kẻ thù. Nay lại c̣n có siêu ngư lôi hạt nhân, nó có sức mạnh khủng khiếp.
Bản báo cáo Lầu Năm Góc mới công bố gần đây đề cập đến ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân của Nga và các chuyên gia cho rằng đây là vũ khí thực sự tạo ra mối đe dọa không hề nhỏ với các thành phố ven biển Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân Oscar II của Nga rất phù hợp để trang bị ngư lôi hạt nhân Status-6.
“Đây rơ ràng là mối đe dọa mà quân đội Mỹ cần phải lo ngại”, Bryan Clark, cựu sỹ quan tàu ngầm Mỹ và hiện là chuyên gia của tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Tài chính ở Washington nhận định trên tờ National Interest.
“Ngư lôi Status-6 này đủ lớn để mang vũ khí hạt nhân hủy diệt, nhưng có lẽ sức công phá 100 megaton như phía Nga tuyên bố th́ hơi quá lớn. Loại vũ khí phóng từ tàu ngầm này rất khó kiểm soát và di chuyển cực nhanh”.
Mối lo ngại lớn nhất của Washington là loại vũ khí này vượt qua mọi hệ thống pḥng thủ của Mỹ. “Mỹ hiện chưa có phương tiện vũ khí nào có thể đánh chặn ngư lôi hạt nhân Status-6. Hải quân Mỹ sẽ phải phát triển thiết bị lặn không người lái tương tự để gia tăng năng lực tác chiến chống ngầm”.
Trong khi ngư lôi Status-6 có thể dễ dàng bị sonar phát hiện, vấn đề là Mỹ chưa có cách đối phó hiệu quả.
Một vụ thử hạt nhân trên biển của Mỹ.
“Tàu ngầm có thể bị ngăn chặn, xua đuổi nhưng Status-6 th́ không như vậy. Ngư lôi này cứ lao thẳng đến mục tiêu hoặc cho đến khi bị buộc phải dừng lại. Mỹ chưa có công nghệ đánh chặn phù hợp”, ông Clark nói.
Jeffrey Lewis, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury có trụ sở tại California (Mỹ) nhận định, ngư lôi Status-6 rất phù hợp để tấn công các cơ sở ven biển của Mỹ, ví dụ như hải cảng, quân cảng.
“Loại vũ khí này có thể phát nổ ở cảng, tấn công tàu nổi hay nguy hiểm hơn là đe dọa cả khu vực dân cư như thành phố New York, vốn nằm sát biển”, ông Lewis nói.
Status-6 được phát triển bởi Cục thiết kế Rubin, một trong 3 hăng chế tạo tàu ngầm chính của Nga. Theo truyền h́nh Nga, ngư lôi không người lái này có tầm hoạt động khoảng 10.000 km, vận tốc tối đa trên 185 km/giờ và có thể lặn xuống độ sâu 1.000m.
Status-6 được thiết kế để phóng từ ít nhất 2 lớp tàu ngầm hạt nhân khác nhau. Tàu ngầm lớp Oscar của Nga hiện có thể mang 4 ngư lôi Status-6 cùng lúc.
Nhưng điều khiến Status-6 trở thành một loại vũ khí hủy diệt chính là ở đầu đạn nhiệt hạch với sức công pháa 100 megaton. Sức công phá như vậy gấp 2 lần Tsar Bomba, quả bom nhiệt hạch mạnh nhất từ trước đến nay.
Theo các chuyên gia, Status-6 một khi được kích nổ có thể tạo ra một cơn sóng thần nhân tạo đổ ập vào bờ, mang theo một lượng lớn nước biển nhiễm xạ.
Đầu đạn của Status-6 có thể được pha trộn với đồng vị phóng xạ Cobalt-60, khiến cho con người không thể sinh sống ở khu vực nhiễm xạ trong 100 năm.
Nga thiết kế Status-6 để đối phó với các hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ, chủ yếu là tổ hợp tên lửa đánh chặn đặt trên mặt đất (GBI) ở Alaska và California.
Tuy vậy, một số chuyên gia khác cho rằng Status-6 không phải là loại vũ khí đem lại hiệu quả chiến đấu cao.
“Trong điều kiện tác chiến thực tế, Status-6 có thể bị mất liên lạc, gặp trục trặc kỹ thuật hoặc đơn giản là không thể kích nổ. Tôi cho rằng người Nga không muốn đầu đạn hạt nhân 100 megaton rơi vào tay Mỹ một cách dễ dàng”, ông Clark nói.
Người từng tham gia đàm phán hạt nhân thời Liên Xô, Nikolai Sokov, hiện là chuyên gia của Trung tâm James Martin, nói Status-6 là di sản từ thời Chiến tranh Lạnh.
“Ngư lôi hạt nhân xuất hiện từ khi tên lửa đạn đạo c̣n chưa đạt độ chính xác cao như ngày nay”, Sokov nói trên National Interest.
“Khi truyền thông Nga để lộ loại ngư lôi này, tôi nghĩ đây chỉ là chiến thuật tung hỏa mù. Nga đang phát triển loại tàu ngầm mẹ có thể mang theo nhiều tàu ngầm con. Tôi không nghĩ việc trang bị đầu đạn 100 megaton cho các tàu ngầm này là một ư hay”.