Văn hóa ngồi xe hơi? Nghe có vẻ như xa lạ với người Việt Nam? Đúng vậy, mỗi chúng ta cần phải biết văn hóa ngồi xe hơi để đi ra nước ngoài khỏi bị chê là người "vô văn hóa"
Tôi từng vô văn hoá, không biết ngồi ở vị trí nào trên xe, đó là chuyện hơn 10 năm trước lần đầu tiên đến xứ Mỹ học.
Một buổi được người bạn học cho đi nhờ chiếc xe “đồng nát”, tôi vô tư ôm balô nhảy ngay lên ghế sau ngồi. Ngồi măi một lúc chẳng thấy “cu cậu” đi mới hỏi với lên xem c̣n chờ ai.
“Cu cậu” ra vẻ nghiêm túc “Mày chẳng phải ông chủ của tao, mày ngồi đấy tại sao tao lại lái”. Thế là thằng tôi lũn cũn lên ghế trước ngồi. Được bài học rằng trên đời này có cái gọi là “Văn hóa ngồi xe hơi”.
Chạy xe th́ có luật, chạy không đúng th́ không mất mạng cũng mất tiền. Ngồi xe không có luật, nhưng vô văn hóa th́ cũng mất mặt. Nhân dịp gần đây chứng kiến nhiều ông chủ lớn và các bạn tri thức trẻ “nhảy” lên ngồi xe hơi một cách… “vô văn hóa”, nên tôi phổ cập quy tắc cơ bản được thế giới văn minh chấp nhận như sau: Ngồi xe chia làm 2 trường hợp, có tài xế riêng và chủ xe tự lái.
Người ngồi có phân cấp: trên (người lớn tuổi, sếp…), đồng cấp (vợ-chồng, bạn, đồng nghiệp) và nhỏ hơn (trẻ con, lính lác).
Ghế có phân cấp theo sự thoải mái và an toàn: ghế sau bên phải là an toàn nhất, ghế sau ở giữa ít thoải mái nhất, ghế trước bên phụ dành cho người đồng cấp.
Cứ thế mà “diễn” nhé:
Trường hợp 1 có tài xế riêng: người trên ngồi sau bên phải, nhỏ hơn ngồi trước hoặc giữa.
Trường hợp 2, chủ xe tự lái: chỉ có 2 người th́ lên ghế phụ trước ngồi. Có từ 3 người trở lên trên xe th́ người có ngôi thứ cao nhất hoặc vợ/chồng lên ngồi trước với chủ xe.
Nếu xe 7 chỗ th́ băng sau cùng cho những người vị thế nhỏ nhất.