VBF-Một sự việc xảy ra thật ngỡ ngàng cũng v́ sự kỳ thị. Theo đó cô con gái 18 tuổi của ông gốc Việt không biết tiếng Anh đă phanh phui ra. Sự kỳ thị này đă làm cho ông chủ công ty phải đuổi người được cho là kỳ thị ông gốc Việt.
Emily Huỳnh đưa h́nh cha và câu hồi âm không tuyển nhân viên của ông Bruce lên mạng xă hội, để cho thấy ông đă kỳ thị cha của cô. (Twitter)
SEATTLE - Một người nói một câu có ư chọc quê di dân không nói rành tiếng Anh. Khi vụ này bị đưa lên mạng xă hội bởi con gái của nạn nhân, hậu quả là người nói câu kỳ thị bị cho nghỉ việc. Cô con gái này đă “tranh đấu” và trở thành “người hùng” của cha cô.
Emily Huỳnh cùng cha mẹ trong ngày sinh nhật thứ 18 của cô. (H́nh cung cấp)
Vào đêm thứ Hai tuần qua, ngày 22 tháng 1, cô Emily Huỳnh làm công việc mỗi đêm cho cha là đọc thư email giùm ông, v́ ông không rành tiếng Anh. Một trong các email đă gây chú ư cho cô, v́ lời lẽ của câu này hàm ư kỳ thị di dân trong thời nước Mỹ đang có những người bài ngoại.
Emily Huỳnh liền nhắn tin trên trang Twitter rằng cha cô là ông Minh Huỳnh, 52 tuổi, vừa nhận được thư email của trưởng pḥng nhân sự, nơi ông Minh từng đến nộp đơn xin việc. Email của ông trưởng pḥng nhân sự Bruce Peterson viết ngắn gọn, chỉ có một câu thế này: “Cho tôi trả lời ông ngay, nếu ông không nói được tiếng Anh, tôi sẽ cho ông về nhà.”
Câu trả lời trong thư email của ông Bruce chính xác tiếng Anh là: “Let me tell you now, if you no speak English, I will send you home.” Trong câu này th́ có câu “if you no speak English” được gạch thêm bên dưới để nhấn mạnh, là câu nhái những người không biết nói tiếng Anh thường sử dụng, chứ thật sự ông Bruce Peterson có thể viết một câu đúng văn phạm hơn.
Ông Bruce là trưởng pḥng nhân sự công ty Dash Delivery LLC ở thành phố Everette, tiểu bang Washington.
Thấy câu trả lời của ông Bruce có ư kỳ thị di dân, cô Emily Huỳnh liền đưa thư này lên mạng xă hội. Sau khi tin nhắn của Emily lan truyền trên mạng, chỉ ṿng mấy giờ đồng hồ, cô nhận được hàng chục tin nhắn đáp lại, lên tiếng bênh vực cô và cha cô. Trong hai ngày sau, số người theo dơi tin nhắn đó đă được chuyển đi hơn 35,000 lần, đưa đến sự việc các cơ sở truyền thông bước vào để t́m hiểu vụ kỳ thị di dân gốc Việt này.
Emily Huỳnh nói với trang tin NextShark về việc cha đi t́m việc, “Tôi hiểu công việc đ̣i hỏi khả năng nói tiếng Anh, nhưng ông Bruce có thể giải quyết việc này một cách chuyên nghiệp hơn, v́ email của ổng là không cần thiết, không chuyên nghiệp, khiến người đọc tức giận.”
Emily Huỳnh cùng cha mẹ và em trai trong ngày sinh nhật thứ 18 của cô. (H́nh cung cấp)
Mặc dù ông Minh xem chuyện này là b́nh thường, nhưng con gái ông mới 18 tuổi, đang học trung học và lớn lên ở Mỹ, nên cô không chấp nhận điều đó. Cô nói với NextShark, “Ba tôi nói với tôi là ông không hề thấy tổn thương ǵ cả, nhưng tôi biết có sự kỳ thị rất lớn đối với di dân Á Đông lớn tuổi. Ba tôi coi nhẹ chuyện này v́ ổng không hiểu chiều sâu của vấn đề. Di dân Á Đông lớn tuổi chính là những công dân Mỹ trong tương lai, họ không thể bị đối xử như vậy được.”
Qua tin nhắn Twitter, Emily trả lời cho một người viết rằng, “Ba tôi không bị tổn thương v́ ổng không hiểu lư do tại sao công ty không thuê ổng. Ba tôi nghĩ đơn giản rằng v́ ổng không biết tiếng Anh, nhưng thực ra, kinh nghiệm làm việc của ông c̣n nhiều hơn hầu hết mọi người trong công ty.”
Ông Minh Huỳnh đến Mỹ năm 1995, tức là cách đây 23 năm. Khi Emily c̣n nhỏ, ông mở nhà hàng Việt nhưng không thành công. Sau đó, ông chuyển qua làm tài xế xe vận tải trong suốt 13 năm, thậm chí c̣n được công ty vận tải khen thưởng là “tài xế an toàn nhất.” Tiếc rằng ông bị cho nghỉ việc v́ không thể có được bằng lái xe đúng hạn.
Sau hai năm thất nghiệp, ông t́m được một số công việc bán thời gian nhưng không ổn định. Ông gặp khó khăn khi nộp đơn xin việc online, một phần v́ không biết tiếng Anh, một phần v́ phương tŕnh dịch thuật của Google không chính xác. Ông có nhờ Emily hoặc con trai anh giúp đỡ, nhưng hai chị em không giúp được nhiều v́ bận việc học.
Emily cho biết cha cô người Việt, mẹ cô người Hoa. Hiện nay họ sống trong khu vực của người có lợi tức thấp ở Seattle. Emily nói cha mẹ cô rất vất vả từ khi tới Mỹ. Nhiều người cho rằng tới được Mỹ là đạt được giấc mơ, nhưng với di dân Á Đông, họ cảm thấy sống ở đây cũng khổ như hồi c̣n sống ở trong nước.
Nhiều người Mỹ gốc Á Đông được đưa lên báo, được ca tụng, v́ đạt được sự thành công về tài chính. Họ được gọi là “người thiểu số tiêu biểu,” nhưng câu chuyện của Emily cho thấy sự thật của một vấn đề mà hầu như người ta ít nhắc tới trong cộng đồng di dân Á Đông. Nhiều chuyên gia về vấn đề Á Đông nhận xét rằng, “Người Mỹ gốc Á Đông đại diện cho một trong những tỷ lệ nghèo cao nhất so với bất kỳ nhóm chủng tộc nào. Tiền bảo hiểm sức khỏe rất cao, mức sống rất đắt đỏ, cho dù họ có bằng cấp ở đất nước họ, những bằng cấp này không được công nhận ở nước Mỹ. Họ là cộng đồng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất và bị cô lập nhất. “
Phóng viên NextShark t́m cách liên lạc với số điện thoại nằm bên dưới email của ông Bruce, được cho biết ông Bruce không làm ở Alpha Courier mà làm ở Dash Delivery LLC. Đây là hai công ty tách biệt nhưng chỉ có một ông chủ, là ông Kevin Bus.
Vào sáng thứ Tư, phóng viên NextShark nhận được email trả lời của ông Kevin Bus. Ông cho biết ông đă gởi email xin lỗi ông Minh Huỳnh và cô Emily rồi. Ông nhấn mạnh ở công ty ông, nhân viên rất đa dạng và được đối xử b́nh đẳng. Ông rất tiếc công việc mà ông xin vào làm đ̣i hỏi phải có tiếng Anh nhuần nhuyễn. Ông chân thành cảm ơn bài phóng sự điều tra của các báo, và ngay sau đó ông quyết định cho ông Bruce Peterson nghỉ việc.