Vào sàng ngày 26 tháng 2 năm 2018, gần như toàn bộ bà con giáo dân Phú Yên đă tới tiễn đưa cha Nam. Ông đă bị Việt Cộng ép buộc phải thuyên chuyển v́ do lănh đạo giáo dân chống Cộng và Formosa.
Trong bầu khí c̣n vương vấn hương xuân, hôm nay cộng đoàn giáo xứ Phú Yên chúng con phải tiễn Cha chuẩn bị đi nhận nhiệm sở mới.
Mới ngày nào về nhận xứ, Cha nói giữa cộng đoàn rằng: “sống làm người Phú Yên, chết làm ma Phú Yên.” Câu nói đó khiến chúng con cảm thấy yên tâm v́ nghĩ Cha sẽ ở lại với chúng con măi luôn, nhưng nào ngờ đâu hôm nay chúng con phải chia tay Cha trong ngày mưa phùn, bầu trời đầy màu xám xịt với nỗi tiếc thương lớn lao.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1181654&stc=1&d=1519629883)
Ba năm là khoảng thời gian rất ngắn, nhưng đủ để chúng con cảm nhận được t́nh yêu thương và sự quan tâm sắn sóc mà Cha đă dành cho chúng con. Những lời giảng dạy, những cử chỉ, hành động, ánh mắt yêu thương của người mục tử nhân lành luôn đọng lại trong con cảm xúc và những kỷ niệm khó quên, những công tŕnh mà Cha đă xây dựng, lấy lại công bằng cho Giáo xứ được những mảnh đất mà xưa nay bọn xảo quyệt vẫn luôn ŕnh ṃ, lăm le.
Mặc dù Cha đau bệnh, áp lực tinh thần bằng những lời đe dọa, tố cáo, bôi nhọ mà những kẻ tà quyền đă gây ra cho Cha khi Cha lên tếng đấu tranh bảo vệ quyền lợi, đ̣i lại công bằng cho các nạn nhân Fomorsa, không chỉ cho chúng con mà c̣n cho cả dân tộc Việt Nam. Nhưng không v́ như vậy mà Cha chùn bước, tất cả là v́ “hy sinh, phục vụ” mà Cha luôn bắt tay vào việc với tinh thần hăng hái, dấn thân trong mọi sinh hoạt của giáo xứ.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1181655&stc=1&d=1519629883)
Ngoài việc xây dựng cơ sở vật chất, Cha đă dành nhiều công sức để xây dựng môt cộng đoàn hiệp nhất yêu thương, mọi sinh hoạt của các hội đoàn dường như đă vào nề nếp và hoàn thành tốt công việc.
Những buổi gặp mặt, Cha và bà con cùng nói cười vui vẻ, hân hoan khôn siết của cha xứ trong dân, có những câu chuyện khôi hài của Cha đă khiến cả cộng đoàn giáo xứ ai cũng lộ rơ nét mặt vui tươi và tiếng cười rôm rả. Những lời giáo huấn của cha, những lời bày, dạy tận t́nh vẫn c̣n in sâu trong tâm trí chúng con. Cha đi rồi, c̣n đâu những câu chuyện vui mà Người vẫn hay kể, những lịch sử thời 1953 – 1954 mà người vẫn thường nhắc lại cho chúng con.
Đúng thật, chuyện Linh mục đi coi xứ là chuyện “làm dâu trăm họ” không sao vừa ḷng bầu “bỗng dưng thấy ghét” v́ ông này luôn nói thẳng ra sự thật, khiến những kẻ ghét sự thật rồi ghét luôn cả Cha, như trong Kinh Thánh đă chép: “v́ nhiệt tâm lo vệc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân.” Chúng con cảm nhận được những t́nh thương nhưng chúng con đă thấu được những đau khổ và thử thách của Cha, vất vả chăm lo cho dân Chúa, rồi bị người ta hiểu lầm và lên án, cũng phải “rày đây mai đó” như Thầy của ḿnh.
Và rồi những tiếng nấc, những giọt nước mắt vỡ ̣a khi biết tin Cha phải thuyên chuyển xứ, chúng con không thể che dấu được nỗi đau xót, sợ Cha đi trong im lặng nên ngày đêm bà con lên “canh” Cha, đóng hết tất cả các cổng trong khu vực nhà thờ với hy vọng rằng cha ở lại được thêm ngày nào th́ hay ngày đó, bà con c̣n bày mưu xịt luôn cả lốp xe của Cha, để khi nào Cha có đi th́ mọi người đều biết...
Nhưng rồi cũng đến lúc chúng con ngậm đắng nuốt cay ngậm ngùi để Cha rời xa chúng con, buồn v́ từ Người không c̣n thường xuyên hiện diện với chúng con, buồn v́ người Cha đầy ḷng nhân hậu sống hết ḿnh v́ đoàn chiên đă phải rời xa chúng con, thương v́ phía trước con đường luôn đầy gian nan thử thách đang chờ Cha, ḷng chúng con đau như cắt, từ cụ già tóc bạc trắng vẫn móm mém gọi hai tiếng “Cha ơi” nghẹn ngào đến những em nhỏ c̣n chưa phân biệt thế nào là chia tay, là ly biệt, cả cộng đoàn giáo xứ như nhuốm một màu đen u ám.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1181653&stc=1&d=1519629883)
Không thể không chúc Cha b́nh an, sức khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Cha nơi nhiệm sở mới, không thể nói hai tiếng tạm biệt Cha, cả không gian ch́m đắm trong tiếng gọi khắc khoải “Cha ơi”, như một đàn chim non quay quẩn bên chim mẹ.
Người con của Giáo xứ