Vietbf.com - Một số người gốc Việt nằm trong danh sách 168 cá nhân của Bộ Ngoại giao Mỹ mới vừa công bố, mà trong đó có các tổ chức “bị cấm tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu vũ khí từ Mỹ”, bởi những người này đă bị phát hiện vi phạm hoặc âm mưu vi phạm Đạo luật Kiểm soát Xuất khẩu Vũ khí.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ.
Theo t́m hiểu của VOA tiếng Việt, có thể thấy trên danh sách “đen” những cái tên như Huynh Duc Liem, Dang Tran Dan hay Hoang Phong.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 25/4 nói rằng những người trên đă bị phát hiện “vi phạm hoặc âm mưu vi phạm Đạo luật Kiểm soát Xuất khẩu Vũ khí”, và việc cấm này cho thấy “trách nhiệm” của Bộ nhằm “bảo vệ thiết bị quốc pḥng Mỹ, trong đó có cả dữ liệu kỹ thuật, và các dịch vụ quốc pḥng khỏi bị môi giới và xuất khẩu trái phép”.
Hiện chưa rơ ngay những người Việt bị “điểm tên” cùng với nhiều người có tên tiếng Hoa và Mỹ Latin làm việc cho các cá nhân hay tổ chức nào.
Nhưng họ sẽ bị cấm “tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong các hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị và dịch vụ quốc pḥng từ Mỹ”.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết rằng Bộ này “đă làm việc với Bộ Tư pháp, Cục Điều tra Liên bang Mỹ và Bộ Nội vụ để nhận diện các cá nhân bị cấm dựa trên việc họ bị kết tội h́nh sự tại ṭa án ở Mỹ”.
Và quyết định trên “có mục đích giúp công chúng nắm được” những người nằm trong danh sách “đen”.
Họ sẽ bị cấm cho tới khi nào Bộ Ngoại giao chấp thuận đơn xin được đưa ra khỏi danh sách.
Năm 2016, tổng thống Mỹ khi ấy là ông Barack Obama đă dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương nhân chuyến thăm Việt Nam.
Vấn đề vũ khí nổi lên trong quan hệ Việt – Mỹ hai năm qua, nhất là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam năm 2016 nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama.
Tuyên bố chung của Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến công du Hoa Kỳ của người đứng đầu chính phủ Việt Nam giữa năm ngoái có đoạn viết rằng nhà lănh đạo Việt Nam “tỏ quan tâm tới việc tiếp nhận thêm trang thiết bị quốc pḥng từ Hoa Kỳ, bao gồm các tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển”.
Trong chuyến thăm ít tháng sau đó, đích thân “ông chủ” Nhà Trắng trực tiếp “mời chào” giới lănh đạo ở Việt Nam mua thiết bị quân sự của Mỹ, nhất là máy bay và tên lửa.
Đích thân ông Trump mời chào giới lănh đạo Việt Nam mua thiết bị quân sự của Mỹ nhân chuyến thăm cuối năm 2017.
Theo ghi nhận của VOA tiếng Việt, chi nhánh tại Mỹ của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel hồi tháng Hai mới kết thúc một bản hợp đồng thuê công ty McDermott Will & Emery vận động nhánh hành pháp và lập pháp của Hoa Kỳ về “các vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia và quốc pḥng của Việt Nam”.
Tập đoàn nhà nước Việt Nam đă chi khoảng 40 ngh́n đôla (hơn 900 triệu đồng) một tháng cho nỗ lực vận động về quốc pḥng và vũ khí tại Washington.
Trước Viettel, chính phủ Việt Nam đă trả cho một công ty vận động hành lang khác của Mỹ là Podesta hơn một triệu đôla để vận động giới lập pháp và hành pháp của Hoa Kỳ trong ṿng 5 năm.
Đây khoảng thời gian nhiều quan chức cấp cao của Việt Nam đă tới thăm Nhà Trắng, trong đó có chuyến đi được coi là lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015 cũng như chuyến công du Việt Nam của ông Obama.