Hiện nay khoảng cách sức mạnh vũ khí giữa Mỹ và Nga- TQ không c̣n là 1 khoảng cách lớn như trước mà nó đă được thu hẹp đáng kể. Đây chính là điều mà Mỹ không bao giờ muốn thậm chí là c̣n đang lo tụt hậu so với Nga- TQ. Chính v́ thế mà hiện nay Mỹ đang gấp rút tăng tốc phát triển vũ khí siêu vượt âm. "Tôi tự tin rằng chúng ta có thể đẩy nhanh đáng kể tốc độ nghiên cứu vũ khí siêu vượt âm", Sputnik dẫn lời ông Will Roper, trợ lư Bộ trưởng Không quân Mỹ, tuyên bố hôm 8/5.
Không quân Mỹ đang triển khai dự án phát triển vũ khí siêu vượt âm đầy tham vọng trong bối cảnh Nga và Trung Quốc đă có những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực này.
Ông Roper khẳng định không quân Mỹ chấp nhận biên chế các loại vũ khí được hoàn thiện 90%, thay v́ phải chờ thêm nhiều năm cho những khí tài được phát triển và đánh giá đầy đủ.
Lầu Năm Góc đang phát triển nguyên mẫu phương tiện lướt siêu vượt âm (HGV) phóng từ máy bay lên không gian, sau đó lợi dụng trọng lực để lao xuống mục tiêu với tốc độ lớn. Washington cũng nghiên cứu dự án "Vũ khí siêu vượt âm thông thường" dựa trên những công nghệ hoàn thiện hơn trong tương lai.
Cả hai vũ khí này đều nằm trong dự án hợp tác giữa không quân Mỹ và Cơ quan Nghiên cứu các dự án Quốc pḥng tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc pḥng Mỹ. "Hai hệ thống có đường bay và đầu đạn khác nhau, giúp không quân Mỹ có nhiều lựa chọn khi tấn công mục tiêu", ông Roper khẳng định.
Cuộc đua phát triển vũ khí siêu vượt âm được tướng John Hyten, tư lệnh Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ (STRATCOM), đề cập hồi đầu năm nay. "Chúng ta không có biện pháp pḥng thủ nào chống lại những vũ khí như vậy", ông Hyten tuyên bố trong cuộc điều trần trước quốc hội Mỹ về công nghệ vũ khí siêu vượt âm của Nga và Trung Quốc.
Vũ khí siêu vượt âm thường có tốc độ khoảng 6.175-12.000 km/h. Về nguyên lư hoạt động, vũ khí siêu vượt âm đánh đổi tốc độ hồi quyển cực lớn của đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa để tăng tầm bắn và khả năng lẩn tránh lưới pḥng không đối phương. Ngoài ra, vũ khí này cũng có khả năng cơ động phức tạp trong khi bay, khiến các hệ thống pḥng thủ tên lửa không thể xác định chính xác quỹ đạo để đánh chặn.
Trung Quốc được cho là đang dẫn đầu thế giới về công nghệ vũ khí siêu vượt âm, ít nhất là trong việc ứng dụng loại vũ khí này cho chiến trường thực tế. DF-17 là tổ hợp tên lửa đầu tiên sử dụng đầu đạn siêu vượt âm trên thế giới, dự kiến được Bắc Kinh biên chế vào năm 2020.
Trong thông điệp liên bang hôm 1/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng giới thiệu hai vũ khí siêu vượt âm, gồm tổ hợp tên lửa diệt hạm Kinzhal đủ sức đánh ch́m tàu chiến từ khoảng cách 2.000 km, cùng phương tiện lướt siêu vượt âm Avangard với tốc độ tới 25.000 km/h và tầm bắn 10.000 km.
|