Một bà mẹ Việt ở Đức đă bị ṭa xử mất quyền nuôi con. Đánh con v́ bé hay làm mất đồ ở lớp, bà mẹ Việt bị cảnh sát Đức ‘hỏi thăm’ và sau đó mất luôn quyền nuôi con.
Bài viết dưới đây là góc nh́n của chị Lê An Thanh, 38 tuổi, đang sống tại Berlin, Đức về xung đột hai thế hệ trong những gia đ́nh Việt định cư lâu ở phương Tây nhưng vẫn áp dụng cách giáo dục con kiểu cũ ở quê nhà.
Tôi quen một phụ nữ Việt sang Đức từ năm 1987, sau đó kết hôn với một người đàn ông Đức rồi có con chung. Khi cuộc sống đă dần ổn định, chị đón cô con gái riêng ở Việt Nam sang sống cùng.
Nhiều năm sau, v́ quan điểm bất đồng về tiền bạc với người chồng Tây, chị và chồng ra ṭa ly dị. Lúc đó, khi được hỏi muốn ở với cha hay mẹ, cậu con chung 14 tuổi của hai người đă trả lời là thích sống với bố. Lư do của em là mỗi lần về Việt Nam, mẹ luôn bắt ḿnh về theo trong khi em chẳng thích chút nào. Trong trí nhớ của cậu bé, quê ngoại nóng nực, nhiều muỗi, c̣n họ hàng th́ hay rờ rẫm vuốt ve và lâu lâu lại cười ầm lên rồi nói vài câu mà em không hiểu hết được.
Kết thúc phiên ṭa ly hôn, người mẹ ấy khóc lóc và than thở rằng ḿnh đă lo cho con không thiếu thứ ǵ, đưa con về Việt Nam chơi hằng năm chẳng qua là muốn cháu hiểu thêm về quê mẹ, vậy mà con lại khó chịu về điều đó. Đứa bé ấy giờ đă trưởng thành và cũng rất ít liên lạc với mẹ v́ nhiều quan điểm bất đồng. C̣n người mẹ từ đó trở đi chỉ về quê nhà cùng cô con gái riêng.
Nhiều bố mẹ Việt chưa theo kịp được với luật pháp ở các nước định cư tiên tiến
Một gia đ́nh người Việt khác có ba con, bé đầu là gái 12 tuổi và hai bé song sinh sau 4 tuổi. Cô con gái đầu đi học thường hay mất lặt vặt, lúc th́ găng tay, áo khoác, khi là cây viết, khăn… khiến người mẹ rất bực tức v́ phải liên tục tốn tiền mua mới. V́ thế, thỉnh thoảng chị có đánh con.
Lúc bé gái tập thể thao ở trường, bạn bè thấy em có nhiều vết thâm tím ở chân tay nên đă mách với cô giáo. Cô giáo nghe xong liền báo ngay cho Sở thiếu niên. Vậy là vài hôm sau, người của Sở thiếu niên cùng cảnh sát tới tận nhà để đưa cả ba đứa trẻ vào nơi dành cho trẻ em có vấn đề với cha mẹ (Kinderheim), c̣n bà mẹ th́ bị đưa ra ṭa v́ tội bạo hành con cái.
Kể với cảnh sát, cô bé nọ cho biết mẹ thường xuyên đánh mắng, hay bắt trông em và lúc nào cũng so sánh việc học hành với con hàng xóm. Có lẽ v́ thiếu hiểu biết về luật pháp cũng như c̣n bực tức với con, nên lúc tới Sở thiếu niên, người mẹ chỉ muốn đ̣i lại hai bé song sinh, không muốn nhận về cô con gái cả. Tuy nhiên, việc này không được chấp nhận. Bà mẹ c̣n bị cho là tâm lư không ổn định, nên về sau cả ba con chị đều được giao hẳn cho người cha chăm sóc.
Qua hai câu chuyện trên, có thể nói, nếu cứ áp dụng cách giáo dục kiểu Việt truyền thống tại nước Đức nói riêng hay ở phương Tây nói chung, cha mẹ không những làm tổn thương con ḿnh mà đôi khi c̣n mất cả quyền nuôi con. Tại Đức, quyền lợi của trẻ em luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu cha mẹ có những hành vi bạo hành về thể xác lẫn tinh thần th́ c̣n bị phạt tù.
Đa số những gia đ́nh Việt Nam sinh và nuôi con tại Đức đều luôn muốn con họ kết hợp hai luồng văn hóa Á – Âu. Có nghĩa là vừa tiếp thu những văn minh ở phương Tây nhưng lại sống theo kiểu Việt truyền thống, tức là phải nghe lời cha mẹ và làm theo những ǵ phụ huynh muốn. Có lẽ họ không hiểu rằng, cách dạy như vậy sẽ làm con ḿnh như đứng giữa ngă ba đường v́ chẳng biết đi hướng nào. Điều đó dẫn tới việc cha mẹ và con cái không hiểu nhau, khiến phụ huynh đôi khi không kiểm soát được nóng giận và đánh con.
Câu chuyện đầu về đứa trẻ than phiền hay bị mẹ đưa về Việt Nam mà không cần biết con có thích hay không cũng chỉ ra một thực tế: Nhiều người Việt ở nước ngoài, khi có dịp nghỉ, thay v́ dẫn con đi thăm viện bảo tàng hay cho con tham gia các hoạt động giải trí th́ lại dẫn chúng về quê. Thời gian trẻ ở Việt Nam đó, mọi sinh hoạt chỉ quanh quẩn trong gia đ́nh và họ hàng, với hoạt động chủ yếu là đi ăn uống, mua sắm và tụ tập. Nếu có được dẫn ra khu vui chơi, trẻ cũng không hào hứng hơn v́ chúng khó tiếp cận và chơi vui với những trẻ địa phương do cảm thấy không hợp hoặc bất đồng ngôn ngữ. Cho nên, đối với trẻ Việt kiều, thời gian về quê cùng mẹ giống như đi lạc vào một thế giới khác.
Với những gia đ́nh định cư lâu và sinh con trên đất Đức, cha mẹ là thế hệ thứ nhất, con cái là thế hệ thứ hai. Thế hệ thứ nhất chỉ tiếp nhận được một nửa về cách sống và suy nghĩ theo kiểu Tây nên có thể chưa kịp hiểu thế hệ thứ hai – vốn được tiếp thu toàn bộ lối sống và sự giáo dục này. V́ thế đôi khi xảy ra những xung khắc khó tránh giữa hai thế hệ.
Nếu bố mẹ không biết sàng lọc hay thay đổi cách suy nghĩ th́ khác ǵ đang tự làm khổ bản thân và cả con cái ḿnh. V́ thế, cách giáo dục đó thường được ví như b́nh mới nhưng bên trong vẫn là rượu cũ.