Vụ việc xảy ra từ năm 1994 nhưng đến nay vẫn là một bí ẩn nhất trong lịch sử y khoa. Toàn bộ ê kíp thực hiện cấp cứu nữ bệnh nhân Gloria Ramirez đă lăn ra ngất xỉu.
Hàng loạt bác sĩ, nhân viên y tế đă bị ngất xỉu khi cấp cứu cho Ramirez.
Theo đó, vào 20h15 ngày 19/2/1994, bệnh viện General Hospital thuộc thành phố Riverside, bang California, Mỹ, tiếp nhận trường hợp bệnh nhân là Gloria Ramirez (31 tuổi) bị ung thư cổ, nhịp tim chậm và có biểu hiện khó thở khi được đưa vào pḥng cấp cứu. Khi các y tá chạy đến bên Gloria, họ nhận ra rằng cô có những biểu hiện rất lạ, thần trí mơ màng, nhịp tim cực cao, nhiều biểu hiện ở những bệnh nhân cao tuổi.
Các bác sĩ sau đó đă tiêm cho Gloria các chất valium, versed vad ativan để cô an thần, họ c̣n dùng cả lidocaine để làm tăng nhịp tim. Thế nhưng tất cả các biện pháp dường như không có tác dụng, các bác sĩ phải dùng đến sốc điện để kích thích nhịp tim. Từ đây, hàng loạt điều kỳ lạ mà đến nay chưa ai giải thích được đă xảy ra.
Người phụ nữ mang "máu độc" Gloria Ramirez là một trong những bí ẩn lớn của ngành y học. Ảnh: Discover Magazine
Khoảnh khắc sau khi sốc điện cho Gloria Ramirez là lúc người ta nh́n thấy một lớp dịch lỏng giống như dầu nhờn bao phủ cả cơ thể và mùi amoniac kỳ lạ bốc ra từ máu của nữ bệnh nhân.
Khi nữ y tá Susan Kane cố gắng lấy mẫu máu của bệnh nhân để đem đi xét nghiệm, cô nhận thấy những hạt lạ đang trôi nổi trong máu của Gloria. Chưa kịp cáo bất cứ điều ǵ, Susan bỗng nhiên ngất đi. Sau đó, bác sĩ Julie Gorchynski cũng ngất xỉu theo và cuối cùng, nhân viên hồi sức Maureen Welch cũng y như vậy.
Ngay sau khi phát hiện t́nh trạng bất thường Bệnh viện General Hospital khẩn cấp sơ tán các bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân ra băi đỗ xe ngoài bệnh viện. Chỉ những bác sĩ giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất được cử ở lại để cứu chữa cho Gloria Ramirez với các loại trang bị, mặt nạ pḥng độc tốt nhất mà bệnh viện có sẵn lúc đó. Nhưng đáng tiếc, sau nhiều nỗ lực và cố gắng họ vẫn không thể cứu được Gloria Ramirez, cô qua đời do suy thận nặng vào lúc 8h45.
Đáng nói hơn cả là dù thực hiện di tản rất nhanh nhưng cũng có tới 23 người trong số 37 nhân viên y tế làm nhiệm vụ trong đêm Gloria Ramirez vào cấp cứu cũng bắt đầu có các triệu chứng lạ và ngất xỉu, 5 người buộc phải nhập viện để điều trị.
Ngay sau khi Gloria tử vong, bệnh viện yêu cầu kiểm tra thanh lọc khuẩn không khí, ngăn không cho bất kỳ chất nguy hiểm nào phán tán. Sở Y tế bang California đă cử người đến điều tra làm rơ sự việc. Đồng thời, cái chết của Gloria Ramirez cũng khởi sự một trong những cuộc điều tra sâu rộng nhất trong lịch sử pháp y - các trinh thám từ 10 địa phương, tiểu bang và liên bang đă kiểm tra hàng chục “thủ phạm” tiềm năng, từ khí thải độc đến chứng cuồng loạn tập thể (mass hysteria).
Một số nhà tin rằng sự kiện y học bí ẩn xảy ra trong bệnh viện thực chất là do toàn bộ ê-kíp ca cấp cứu ngày 19/2 đă tưởng tượng ra các dấu hiệu kỳ lạ trên cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên, suy đoán này sớm bị bác bỏ.
Văn pḥng Riverside Coroner liên lạc với pḥng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore để điều tra vụ việc. Các nhà nghiên cứu tại đây cho rằng Ramirez đă sử dụng dung môi dimethyl sulfoxide (DMSO) để giảm đau trong một thời gian dài. Từ đó, một lượng DMSO đáng kể đă tích tụ trong cơ thể Ramirez và không thể đào thải ra bên ngoài do cô bị suy thận. Lượng DMSO này sau khi phản ứng với oxy, đă tạo thành dimethyl sulfone (DMSO2 ) – chất kết tinh trong nhiệt độ pḥng.
Tiếp đó, những cú sốc điện được sử dụng trong quá tŕnh khử rung khẩn cấp có thể đă chuyển đổi DMSO2 thành dimethyl sulfate (DMSO4) – loại khí gas mang độc tính cao có thể gây ra một số triệu chứng giống như các nhân viên pḥng cấp cứu đă gặp phải.
Điều này cũng là lời giải hợp lư cho hiện tượng màng dầu bao bọc cơ thể của cô khi các bác sĩ tiến hành cấp cứu và các chấm lạ trôi nổi (một dạng tinh thể của thuốc) trong máu của Gloria. Ngoài ra, báo cáo từ người sử dụng chất này c̣n cho thấy nó có vị tỏi.
Kết quả khám nghiệm thi thể Gloria Ramirez 2 tháng sau khi tử vong đă củng cố thêm những nhận định về sự xuất hiện của DMSO4 trong người Ramirez.
Các nhà Livermore công nhận trên The New Detectives rằng sự thay đổi về nhiệt độ của máu, từ 98,60F (370C) ở cơ thể Ramirez đến 640F (180C) ở khoa cấp cứu, có thể đă góp phần chuyển đổi từ DMSO2 thành DMSO4. Tuy nhiên, không ai biết làm thế nào DMSO4 có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người khác một cách bí ẩn như vậy.
Nhà nghiên cứu bệnh học của Ramirez vẫn không thể đưa ra nguyên nhân chính xác về cái chết của cô khi nhịp tim gần như biến mất và các cơ quan nội tạng bị nhiễm độc nghiêm trọng trong ca cấp cứu. Và đến nay, chuyện xảy ra trong pḥng cấp cứu tối ngày 19/2/1994 vẫn được coi là một trong những ca bệnh bí ẩn nhất lịch sử y khoa và là đề tài gây tranh căi trong cộng đồng khoa học.
Therealrtz © VietBF