Vietbf.com - Trên diễn đàn Đối Thoại Shangri La ở Singapore, bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ James Mattis đă không ngần ngại tố cáo đích danh Trung Quốc về những hành vi quân sự hóa Biển Đông, c̣n ngoài ra Bắc Kinh bố trí vũ khí của trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông "gắn liền với mục đích quân sự, nhằm hù dọa và bức hiếp" các nước láng giềng, và trong tương lai, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu những hậu quả to lớn hơn" khi "đánh mất mối quan hệ với các láng giềng của ḿnh".
Bộ Trưởng Quốc Pḥng James Mattis phát biểu tại Shangri-La Dialogue. (H́nh: AP Photo/Yong Teck Lim)
Ông Mattis phát biểu như vậy tại hội nghị Shangri-La ở Singapore hôm Thứ Bảy, theo CNN.
“Nên nhớ một điều: Mỹ sẽ ở lại vùng Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương. Đây là vùng ưu tiên của chúng tôi,” ông Mattis nói.
Vị bộ trưởng Quốc Pḥng của Mỹ cũng nêu ra vấn đề Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông, một trong những hải lộ bận rộn nhất thế giới.
“Chúng tôi biết Trung Quốc sẽ đối diện với một loạt thách thức và cơ hội trong những năm tới, chúng tôi sẵn sàng ủng hộ lựa chọn của Trung Quốc nếu họ đẩy mạnh ḥa b́nh và thịnh vượng lâu dài cho tất cả các quốc gia trong khu vực đầy năng động này,” ông Mattis nói thêm.
Ông nói tiếp: “Thế nhưng, chính sách hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông lại đi ngược với những ǵ chúng tôi theo đuổi. Điều này làm nhiều người hoài nghi mục đích của Trung Quốc.”
Ông Mattis và bộ trưởng quốc pḥng các quốc gia trong vùng Châu Á-Thái B́nh Dương đang tham dự hội nghị an ninh thường niên, gọi là Shangri-La Dialogue, được tổ chức hàng năm ở Singapore.
Biển Đông là đề tài nóng bỏng tại hội nghị năm nay, khi mà Trung Quốc ngày càng t́m cách thống trị khu vực đang có tranh chấp lănh thổ với Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, và Brunei.
Trong khi các nước khác có xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, Trung Quốc thực hiện các dự án quân sự hóa ở mức độ lớn hơn nhiều, trải dài hàng trăm dặm, từ phía Nam Biển Đông lên tới đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Hồi Tháng Năm, lần đầu tiên, Trung Quốc cho máy bay ném bom có khả năng mang bom nguyên tử đáp xuống một đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Trước đó vài tuần, t́nh báo Mỹ thông báo Trung Quốc nhiều phần có thể đă triển khai hỏa tiễn bắn được tàu và máy bay, trên các đảo nhân tạo, trong lúc tập trận ở Biển Đông.
“Quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông bao gồm triển khai hỏa tiễn chống tàu, hỏa tiễn đất đối không, hệ thống phá sóng, và mới đây nhất, cho máy bay ném bom đáp xuống đảo Phú Lâm (trong quần đảo Hoàng Sa),” ông Mattis nói, xác nhận báo cáo của t́nh báo Mỹ.
“Cho dù Bắc Kinh tuyên bố ngược lại, triển khai các hệ thống vũ khí này là một sự sử dụng thiết bị quân sự một cách trực tiếp với mục đích đe dọa và uy hiếp (các quốc gia láng giềng),” ông Mattis nói thêm.
Ông Mattis không phải là người duy nhất nêu ra vấn đề Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Quốc Pḥng Việt Nam, và bà Marise Payne, bộ trưởng Quốc Pḥng Úc, cũng nêu ra vấn đề này khi được báo giới đặt câu hỏi hôm Thứ Bảy.
Tuy nhiên, trong lúc mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc, ông Mattis khẳng định Hoa Kỳ không kêu gọi bất cứ quốc gia nào đứng về phe nào.
“Trung Quốc có quyền có tiếng nói trong việc định h́nh hệ thống quốc tế, và các quốc gia láng giềng của Trung Quốc cũng có quyền có tiếng nói trong việc định h́nh vai tṛ của Bắc Kinh,” ông Mattis nói, và cho biết ông có thể đến Trung Quốc nếu “được mời.”
Trung Quốc lâu nay vẫn tuyên bố các hoạt động của họ ở Biển Đông hoàn toàn ḥa b́nh và có mục đích bảo vệ người dân và quyền lợi thương mại của họ.
Mới đây, Đô Đốc Harry Harris, cựu tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái B́nh Dương và vừa được Tổng Thống Donald Trump bổ nhiệm làm đại sứ tại Nam Hàn, nói Trung Quốc là “mối đe dọa lâu dài ở Châu Á.” (Đ.D.)